MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
So sánh lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng trong tháng 7.2019, ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất cho kì hạn 8 tháng là 8,1%. Ảnh ITN

Lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 8 tháng lên tới 8,1%

Lan Hương LDO | 17/07/2019 16:34

Lãi suất huy động kì hạn 8 tháng tại các ngân hàng có sự khác biệt lớn. Chênh lệch lãi suất của ngân hàng top đầu và top cuối lên tới 2,6%. Theo khảo sát của PV báo Lao Động tại 29 ngân hàng trên thị trường, lãi suất kì hạn 8 tháng giao động từ 5,5% đến 8,1%.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

Chỉ có 2/29 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 8%/năm.   

Ngân hàng có lãi suất cao nhất kỳ hạn 8 tháng hiện nay là SCB với mức lãi 8,1%. Mức lãi suất này chỉ áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến.

Đồ thị so sánh lãi suất tiền gửi ngân hàng VND dành cho khách hàng cá nhân ở kỳ hạn 8 tháng.

Bám đuổi sát nút ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng là Nam A Bank niêm yết lãi suất lên tới 8,05%. 


Xếp ở vị trí thứ 3 là Viet Capital Bank với mức lãi suất huy động là 7,8%.

BAC A BANK xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với lãi suất huy động kỳ hạn 8 tháng là 7,7%. 

Trong khoảng từ 7% - 7,6% có tới 9 ngân hàng thương mại niêm yết lãi suất. Trong đó, NCB công bố lãi suất ở mức 7,6%; VIB là 7,4%.

BaoVietBank hiện đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 8 tháng ở mức 7,35%.  

Bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 7 tháng

Có tới 8 ngân hàng cùng niêm yết lãi suất trong khoảng từ 6-7% là SHB, ABBANK, KienlongBank, Sacombank, MBBank, OceanBank, Techcombank, LienVietPostBank.

Eximbank công bố lãi suất cao nhất ở mức 5,7%.

Đứng ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng là VietinBank với mức lãi suất huy động kỳ hạn 8 tháng là 5,5%.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn dài khó giảm do Basel II

Theo các chuyên gia, lãi suất kỳ hạn dài từ 13 tháng trở lên sẽ tăng nhẹ do các ngân hàng phải tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II cũng như lộ trình của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Nguyễn Thị Hương – Phó Tổng giám đốc ABBank nhận định lãi suất khó giảm do lãi suất tiền đồng cần đảm bảo sự tương quan hợp lý với lãi suất USD nhằm kiểm soát, ổn định dòng vốn, hạn chế tác động của các cú sốc bên ngoài.

Thêm vào đó, các ngân hàng cần đảm bảo đủ nguồn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh phải cạnh tranh với các kênh đầu từ khác đang phát triển nhanh và nhu cầu gia tăng số dư huy động, đặc biệt nguồn huy động trung, dài hạn để đáp ứng lộ trình tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% hiện nay xuống 30%.

Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện đều ưu tiên tập trung vào việc mở rộng nguồn thu từ dịch vụ, thay đổi cấu trúc khách hàng, quản lý chi phí hiệu quả… thay vì tăng lãi suất cho vay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn