MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CPI 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Phương Anh

Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng 2,75%

Linh Đan LDO | 29/06/2024 10:36

Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%).

Tại họp báo về số liệu kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024 diễn ra sáng nay (ngày 29.6), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý II/2024 tăng 4,39% so với quý II/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,17% của CPI tháng 6.2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với mức 0,75%. Góp phần tăng CPI chung 0,25 điểm phần trăm.

Nhóm giao thông giảm mạnh nhất, giảm 2,27%. Chủ yếu do giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,17%. Giá dầu diezen giảm 0,95%. Giá xăng giảm 5,86% từ các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương thông tin về số liệu lạm phát tại buổi họp báo. Ảnh: Phương Anh

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1,34 điểm phần trăm). Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,04 điểm phần trăm...

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 7,43% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá sản xuất dịch vụ ước tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất ước tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa ước giảm 1,95% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%). Chủ yếu do giá lương thực, điện, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn