MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đồng Yên giảm mạnh khiến thu nhập lao động Việt Nam tại Nhật Bản giảm sâu. Ảnh: Tuyết Lan

Lao động Việt tại Nhật Bản chật vật với chi phí sinh hoạt tăng

Đại Nghĩa LDO | 16/11/2023 13:59

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng Yên của Nhật Bản liên tục giảm, đồng thời mức lạm phát luôn duy trì ở mức cao. Trong bối cảnh đó, nhiều lao động Việt Nam tại Nhật Bản “đau đầu” khi phải đối diện với bài toán chi phí sinh hoạt tăng do giá cả hàng hóa tăng mạnh.

Giá thực phẩm tăng “chóng mặt"

Đã có 9 năm sinh sống và làm việc tại Tokyo (Nhật Bản), chị Nguyễn Hằng không khỏi bất ngờ vì giá cả hàng hoá, nhất là giá thực phẩm, tăng “chóng mặt" thời gian qua.

Theo chị Hằng, hầu hết các mặt hàng đều tăng giá nhưng ở những mức khác nhau. "Một số mặt hàng mức tăng không ảnh hưởng quá nhiều nhưng có những mặt hàng cụ thể như trứng, cà chua,... thì ai cũng phải kêu vì giá đã tăng gấp đôi" - chị Hằng cho biết.

Trước đây, chị Hằng thường mua 10 quả trứng với giá khoảng 170 - 180 Yên, nhưng giờ đây vẫn cùng 10 quả trứng đó, chị sẽ phải trả ít nhất là 300 Yên nữa để có thể mua được. Không chỉ trứng, cà chua cũng tăng giá chóng mặt. Trước đây, chỉ khoảng 100 - 150 Yên đã có thể mua được một quả thì bây giờ giá đã tăng lên 350 - 400 Yên.

Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank Ltd. (Nhật Bản), đã có 4.634 mặt hàng được điều chỉnh tăng giá trong tháng 10.2023. Như vậy, tính từ đầu năm đến tháng 10.2023, đã có 31.887 mặt hàng tăng giá. Trong khi cả năm 2022, con số này ở mức 26.237.

Áp lực từ giá điện và nhiên liệu

Bài toán về chi phí sinh hoạt có lẽ càng trở nên khó khăn hơn đối với người lao động Việt tại Nhật Bản khi áp lực lớn nhất không phải đến từ giá nhu yếu phẩm mà đến từ giá điện và nhiên liệu. “Tiền điện, gas tăng giá mạnh mới là thứ khiến những người Việt tại Nhật cảm thấy đau đầu nhất” - chị Hằng chia sẻ.

“Giá điện đã tăng gấp đôi - gấp ba; ví dụ như mùa hè mọi năm theo tôi thấy thì một người trung bình hết khoảng 5 sen tiền điện (khoảng 814.000 VND), nhưng bắt đầu từ năm nay, giá điện đã tăng lên thành 1 man - thậm chí là 1 man rưỡi (1.627.000 VND - 2.440.000 VND)”.

Chị Hằng cho rằng, điều này còn “kinh khủng” hơn việc tăng giá thực phẩm. Bởi lẽ, giá thực phẩm tăng chỉ tính theo vài trăm yên và người lao động cũng có thể chủ động trong lựa chọn. Còn tiền điện thì bắt buộc phải sử dụng do đặc thù thời tiết tại Nhật Bản - vào mùa hè sẽ phải dùng điều hoà, còn mùa đông thì phải sử dụng lò sưởi.

Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Hải Sơn (quê Thanh Hoá) là thực tập sinh ngành xây dựng ở tỉnh Kanagawa, cho biết, dù tiền thuê nhà giai đoạn này của bạn chưa có biến động, nhưng bước sang mùa đông, tiền điện đã tăng lên đáng kể.

"Mình ở cùng 1 người bạn, thời tiết trở nên lạnh hơn khiến chúng mình phải sử dụng máy sưởi. Việc sinh hoạt vào mùa đông khiến tiêu tốn lượng điện lớn" - Sơn chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn