MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xu hướng công nghệ xanh hóa được dự báo sẽ đưa lợi nhuận khổng lồ cho các nước sở hữu mỏ lithium để trở thành siêu cường. Ảnh: Sản xuất pin xe điện từ lithium ở Trung Quốc. Nguồn: Xinhua

Lượng xe điện toàn cầu tăng, xuất hiện các siêu cường về nguồn cung

Quý An (theo The Economist) LDO | 09/08/2023 20:43

Tận dụng được lợi thế về lithium khi sản xuất pin xe điện sẽ là điều kiện cần để trở thành siêu cường nguồn cung.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng xe điện toàn cầu sẽ tăng ít nhất 10 lần vào năm 2030 với 250 triệu chiếc. Những phương tiện này chạy bằng pin – hệ thống cần nhiên liệu từ các quặng lithium.

Kể từ năm 2018, sản lượng lithium hàng năm tại khu vực Mỹ Latinh đã tăng gấp ba lần lên 180.000 tấn, chiếm một phần tư tổng sản lượng toàn cầu và có thể sẽ tăng lên 210.000 tấn vào năm 2025.

Khu vực phía Nam bán cầu không phải nơi xa lạ khi là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho thế giới. Nơi đây còn được dự báo sẽ bùng nổ về sản lượng. Hiện tại, có 3 yếu tố thúc đẩy để đưa Mỹ Latinh trở thành siêu cường xuất khẩu trong quá trình chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ.

Mỹ Latinh là nơi cung cấp 1/3 lượng đồng của thế giới – nguyên liệu được sử dụng trong hệ thống dây điện và tua-bin gió cùng. Nơi đây còn cho ra sản lượng chiếm 50% lượng bạc toàn cầu – một thành phần làm nên các tấm pin mặt trời. Đất đai ở Mỹ Latinh có thể trồng được đủ ngũ cốc, cà phê, có thể chăn nuôi – đủ để cấp cho thế giới lượng lương thực khổng lồ.

Khu vực Mỹ Latinh có trữ lượng lớn khoáng sản và các kim loại quan trọng. Mặc dù được khai thác trong nhiều thập kỷ, Chile và Peru vẫn giữ được 30% trữ lượng đồng của thế giới. Bolivia có thiếc - dùng làm chất hàn trong các linh kiện điện. Brazil có than chì - một kim loại cần để sản xuất pin.

Các kim loại cũng thường dễ chiết xuất ở Mỹ Latinh hơn các nơi khác. Một bất lợi là khu vực này không có cơ sở hạ tầng tiện lợi cho việc vận chuyển, nhưng vẫn hơn châu Phi và một phần châu Á.

Khai thác và chế biến khoáng sản sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, nhiều quốc gia Mỹ Latinh có thể khai thác nguồn điện xanh với chi phí thấp. Năng lượng tái tạo chiếm 45% mức sử dụng của Brazil – tỉ lệ thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Chile đặt mục tiêu sản xuất hydro xanh rẻ nhất vào năm 2030, nhờ có đường bờ biển dài 6.500 km.

Ngay cả về dầu mỏ, theo công ty tư vấn Rystad Energy, Argentina, Brazil, Guyana và Mexico có thể sản xuất 11 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030 - tương đương với Ả Rập Saudi vào năm 2022. Hầu hết các mỏ này đều có lãi khoảng 45 USD/thùng, trong khi giá hiện tại khoảng 83 USD.

Đến năm 2050, dân số toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 1,5 tỉ lên 9,7 tỉ người. Mỹ Latinh là nhà xuất khẩu lương thực ròng lớn nhất thế giới nhờ những vùng đất nông nghiệp rộng lớn và dân số tương đối ít.

Bên cạnh đó, Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ quy định, từ năm 2027, 80% giá trị thị trường của các khoáng chất quan trọng được sử dụng để sản xuất pin xe điện phải được khai thác hoặc xử lý tại Mỹ hoặc một trong những nước mà Hoa Kỳ có thỏa thuận thương mại tự do như Chile, Peru và Mexico.

Dù vậy, Mỹ Latinh vẫn gặp một số trở ngại, trong đó là tiền. Công ty dữ liệu Wood Mackenzie ước tính đến năm 2040, cần ít nhất 575 tỉ USD đầu tư để đáp ứng nhu cầu đồng toàn cầu. Đến năm 2030, cần gần 40 tỉ USD cho lithium.

Trở ngại khác có thể kể đến như quặng đồng của Chile đã bị giảm xuống mức thấp, buộc các công ty khai thác phải đào sâu hơn. Biến đổi khí hậu đang khiến các nhà đầu tư lo lắng. Lũ lụt đầu năm nay buộc các mỏ đồng ở Chile và Peru phải đóng cửa.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn