MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hóa chất BVTV phun không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: P.V

Mỗi tháng Việt Nam chi trên 83,5 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu

Kh.V LDO | 10/08/2017 19:16
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), ước giá trị nhập khẩu trong tháng 7.2017 đạt 86 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 7 tháng đầu năm 2017 đạt 585 triệu USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 54,9% tổng giá trị của mặt hàng này.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc nhập khẩu những vật tư liên quan đến sản xuất nông nghiệp tăng vọt cũng có thể do sản xuất nông nghiệp trong nước đang gặp thuận lợi khi diện tích trồng trọt tăng so với cùng kỳ và dịch bệnh ảnh hưởng đến lúa, hoa màu cũng được ghi nhận là tăng hơn so với mọi năm.
Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất BVTV trong lĩnh vực trồng trọt tại nhiều nơi còn khá cẩu thả, thậm chí là “cảm tính”. Theo các chuyên gia nông nghiệp, trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Việc tăng cường tỉ lệ và số lần dùng thuốc đã gây ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn