MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Nguyễn Văn Đô, người nông dân đã có 10 năm hợp tác cùng MM Mega Market VN bên trang trại cà chua của mình - Ảnh: PV

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp

Trí Dũng LDO | 18/07/2018 19:24
Để nâng cao năng lực của nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập thì một trong những mục tiêu quan trọng đặt ra, đó là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu này đang được thực hiện hiệu quả thông qua mô hình liên kết giữa nông dân với những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực mạnh.

Mục tiêu quan trọng là đào tạo nông dân

Tiên phong xây dựng các chuỗi phát triển bền vững trong nông nghiệp thông qua các mô hình liên kết với nông dân trong hơn 10 năm qua, công ty MM Mega Market Việt Nam (MM) đã góp phần đào tạo nên những lớp nông dân tiên tiến, được đào tạo bài bản cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tiêu biểu là mô hình liên kết sản xuất rau an toàn giữa MM và nông dân tại tỉnh Lâm Đồng là 1 minh chứng cho thấy tính hiệu quả trong nâng cao năng lực và trình độ của người nông dân.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phidsanu Pongwatana - Giám đốc điều hành MM Mega Market VN - cho biết: “Bên cạnh việc lựa chọn các trang trại đạt chuẩn về đất, nguồn nước, phân bón… chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản xuất từ năng suất đến an toàn thực phẩm. Do vậy, ngay từ thời gian đầu thành lập, chúng tôi đã vận hành đội ngũ kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất và nâng cao kiến thức cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo, tham quan các mô hình tiên tiến”.

Để tạo nguồn hàng đầu vào ổn định, đạt chuẩn an toàn thực phẩm, từ năm 2014, MM đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Góp phần tạo ra nguồn nhân lực nông nghiệp cao

Bắt đầu hợp tác sản xuất rau an toàn với MM từ năm 2007, ông Nguyễn Văn Đô nay đã là một nông dân tỉ phú của huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) chia sẻ: “ Khi chuyển đổi từ nông dân sản xuất tự do sang hợp tác với MM, chúng tôi đã được sự hỗ trợ sâu sát của đội ngũ kỹ sư nông nghiệp trong suốt quá trình sản xuất. Chúng tôi được hướng dẫn từ việc viết nhật ký sản xuất, ghi chép rất cụ thể sử dụng giống gì, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cho đến ngày giờ thu hoạch dưới sự giám sát rất chặt chẽ của kỹ sư nông nghiệp.”

Còn nông dân Nguyễn Văn Phúc (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) thì vui vẻ tiết lộ: “Trong suốt hơn 10 năm tham gia tổ hợp tác sản xuất rau an toàn cung cấp cho Trạm trung chuyển rau củ tại Đà Lạt của MM, kỹ sư nông nghiệp của MM luôn giới thiệu cho chúng tôi những công nghệ mới qua những buổi hội thảo, tổ chức cho nông dân tham quan các trang trại ứng dụng công nghệ cao để chúng tôi học hỏi. Được MM cam kết đầu ra, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư công nghệ cao vào sản xuất như nhà lưới, nhà kính hiện đại mang lại hiệu quả cao.”

Theo thống kê, cho đến nay, doanh nghiệp này đang hợp tác với hơn 300 nông dân ở tỉnh Lâm Đồng để phát triển Trạm trung chuyển rau củ tại Đà Lạt. Ngoài ra, MM còn hợp tác với các ngư dân, nhà sản xuất địa phương, tổ chức các lớp tập huấn cung cấp kiến thức và kỹ thuật trồng trọt. Được biết, MM đã tập huấn trên 20.000 nông dân, ngư dân và nhà sản xuất, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP.

Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh, thì mô hình liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực mạnh như MM được nhiều chuyên gia trong ngành kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả thực hiện mục tiêu này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn