MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Thứ trưởng Lê Quang Hùng phát biểu tại hội thảo

Nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn lao động trong thi công Xây dựng

T.H LDO | 16/12/2018 12:41

Ngày 14.12, tại trường Đại học kiến trúc Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”. Hội thảo do Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Trường Đại học kiến trúc phối hợp tổ chức. Tham dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng TS Lê Quang Hùng;  Cục trưởng Cục Giám định NNCLCTXD TS Phạm Minh Hà; PGS.TS Lê Quân -Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Ông Noda Seiji – Cố vấn cao cấp - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Thông qua Hội thảo, Ban tổ chức mong muốn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng năm 2018 của Bộ Xây dựng; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2018; tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng các văn bản pháp luật, các biện pháp kỹ thuật về đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đến các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình và nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Theo đại diện Cục GĐNNCLCTXD, thời gian vừa qua kể từ khi Bộ Xây dựng chính thức chuyển giao công tác quản lý Nhà nước an toàn lao động thi công xây dựng sang Cục. Mặc dù đã được quan tâm hơn trước đây rất nhiều, tuy nhiên TNLĐ ngành Xây dựng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Số liệu thống kê của Bộ LĐTBXD cho thấy: năm 2013 chiếm tỷ lệ 30,6%, năm 2014 chiếm tỷ lệ 33,1%, năm 2015 chiếm tỷ lệ 35,2%, năm 2016 chiếm tỷ lệ 23,8%, năm 2017 chiếm tỷ lệ 25,8%, 06 tháng đầu năm 2018 chiếm tỷ lệ 21,8% tổng số vụ tai nạn của tất cả các ngành nghề.

Các vụ TNLĐ trong TCXD không những làm thiệt hại về người, tài sản, còn gây những bức xúc dư luận xã hội, tạo tâm lý lo sợ cho người lao động và người dân đang sinh sống hoặc hằng ngày tham gia giao thông ngay bên dưới, bên cạnh công trình xây dựng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Xây dựng và Cục Giám định đã có nhiễu nỗ lực trong công tác quản lý nhà nước về ATLĐ TCXD như đã nêu ở trên. Công tác quản lý ATLĐ TCXD ngày được các cơ quan chuyên môn về xây dựng quan tâm, trú trọng hơn, nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và người lao động được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ tai nạn lao động ngành xây dựng có xu hướng giảm trong một vài năm gần đây (từ trên khoảng 30% - 33% xuống còn khoảng 23% - 25% tổng số vụ nạn lao động).

Các cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bằng việc ban hành các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác ATLĐ TCXD theo quy định của pháp luật. Một số doanh nghiệp xây dựng đã chủ động xây dựng quy trình quản lý ATLĐ trên cơ sở tham khảo hệ thống quản lý ATLĐ quốc tế, đầu tư chi phí thực hiện các biện pháp ATLĐ nhằm loại bỏ nguy cơ gây mất an toàn trong TCXD, nâng cao hiệu quả kiểm soát.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thiện và xây dựng, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATLĐ phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cơ bản đầy đủ các công cụ để quản lý ATLĐ. Thông qua các đợt huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độngvà huấn luyện định kỳ theo quy định của pháp luật, ý thức về ATLĐ của người lao động ngày càng được nâng cao, đáp ứng cầu phát triển của ngành xây dựng hiện nay.

Theo ông Noda Seiji – Cố vấn cao cấp - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Việc tích cực tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình ngay tại các trường Đại học luôn các cơ quan hợp tác quốc tế đánh giá cao và mang lại hiệu quả thiết thực.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn