MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Con tàu đang đứng trước nguy cơ bán phế liệu, nếu không được vay vốn. Ảnh: C.H

Ngân hàng "khó dễ", tàu đánh cá 40 tỷ đồng có nguy cơ thành phế liệu

CAO HÙNG LDO | 19/07/2018 16:25
Cả huyện đảo chỉ có duy nhất Agribank – chi nhánh Phú Quý cho vay vốn đóng tàu đánh cá xa bờ theo Nghị định 67, nên khi bị từ chối oan ức, doanh nghiệp (DN) chỉ còn cách kêu trời!

Ngày 17.7, LĐO có bài “Vay vốn đóng tàu xa bờ, hơn 4 năm tàu vẫn... nằm bờ”.

Nội dung bài báo phản ánh trường hợp Công ty cổ phần EU Thanh Lâm (xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) đã được UBND tỉnh Bình Thuận cho phép đóng tàu mới và được vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp này gặp quá nhiều khó khăn... 

Ông Ngô Thanh Lâm – Giám đốc Công ty cổ phần EU Thanh Lâm – cho biết:

“Sau khi UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản đồng ý đưa con tàu BTH-97679-TS vào danh sách đóng mới theo Nghị định 67, thì Agribank Bình Thuận đã yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hàng loạt giấy tờ như: Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy đăng kiểm, hồ sơ thiết kế, dự toán đóng tàu.v.v...

Chúng tôi đã nỗ lực hoàn thiện các thủ tục, nhưng đột ngột phía ngân hàng lại xúi doanh nghiệp bán tàu (dù doanh nghiệp không hề muốn bán tàu); sau đó lại yêu cầu huỷ bỏ việc mua bán”.

Hình ảnh con tàu BTH - 97679 - TS đang nằm ở xưởng đóng tàu tại quận 7, TPHCM và không ngừng cũ nát theo thời gian. Ảnh: T.L

Vì mong mỏi con tàu sớm hoàn thiện để ra khơi nên EU Thanh Lâm đã thực hiện hấu hết các yêu cầu của cán bộ tín dụng Agribank. Tuy nhiên, cuối cùng Agribank Bình Thuận vẫn ra văn bản 1390/NHNo-BTh-KHDN ngày 8.9.2017, từ chối cho EU Thanh Lâm vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67.

Ông Đỗ Văn Dũng – Phó Giám đốc Agribank Bình Thuận – cho rằng : “Theo quy định nội bộ của Agribank thì Công ty cổ phần EU Thanh Lâm không đủ điều kiện để được vay vốn theo Nghị định 67 đối với con tàu BTH-97679-TS. Công ty vui lòng liên hệ với các tổ chức tín dụng khác để được vay vốn theo nhu cầu của công ty”

Sự chối từ trên của Agribank Bình Thuận đã khiến ông Lâm bức xúc: “Cả huyện đảo Phú Quý có duy nhất Agribank – chi nhánh Phú Quý cho vay vốn đóng tàu đánh cá xa bờ theo Nghị định 67. Nói doanh nghiệp tìm tổ chức tín dụng khác để vay vốn, khác nào đánh đố doanh nghiệp?”.

Ông Lâm cũng thú thật, toàn bộ vốn liếng gia đình, công ty đã đổ hết vào đóng mới con tàu trên 40 tỷ đồng. Giờ, nếu không vay được vốn để đưa con tàu vào hoạt động, thì nguy cơ con tàu tiếp tục nằm bờ vô thời hạn... “Và, cứ kéo dài tình trạng này, thì con tàu chỉ còn cách bán phế liệu trong nay mai mà thôi” – ông Lâm nói.

Trong khi đó, không chỉ UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản 4037/UBND-KT, ngày 1.11.2016, đồng ý bổ sung vào danh sách đóng mới tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ đối với con tàu BTH-97679-TS của EU Thanh Lâm; hơn thế, hàng loạt cơ quan chức năng cũng có nhiều văn bản ủng hộ EU Thanh Lâm vay vốn đóng tàu đánh cá xa bờ theo Nghị định 67.

Trong đó, phải kể tới văn bản kiến nghị cho EU Thanh Lâm vay vốn đóng tàu của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, UBND huyện đảo Phú Quý, Hội Nghề cá Việt Nam...

Song, lạ lùng thay, tất cả các tác động trên vẫn không lay chuyển phía Agribank Bình Thuận cho vay đối với trường hợp đóng tàu hy hữu này.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn