MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ vẫn chưa kết thúc. Ảnh: XINHUA

Ngân hàng Mỹ vẫn hỗn loạn, giá vàng cao nhất mọi thời đại

QUÝ AN LDO | 08/05/2023 12:25

Tình hình bất ổn trong ngành ngân hàng tại Mỹ tiếp tục có dấu hiệu mới khi có thêm hai ngân hàng cân nhắc về việc sáp nhập.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất thêm 0,25%, cảnh báo rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Chủ tịch Jerome Powell gợi ý chu kỳ thắt chặt lãi suất sẽ tạm dừng.

Một giai đoạn mới của sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng Mỹ là vàng đã lên mức cao nhất mọi thời đại khi giới đầu tư tìm kênh trú ẩn tài sản an toàn. Vàng đã trải qua sự hồi sinh trong 18 tháng qua, được củng cố bởi lượng mua kỉ lục của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Các ngân hàng khu vực của Mỹ vẫn chịu áp lực. Western Alliance cho biết, đang cân nhắc về “một vụ mua bán tiềm năng”, trong khi PacWest cũng tìm kiếm một cứu cánh tài chính khi cổ phiếu công ty giảm 50%. Tỉ phú Nelson Peltz kêu gọi Washington D.C. cần có biện pháp ngăn chặn khủng hoảng.

AP Møller-Maersk - hãng vận tải container lớn thứ hai thế giới đã cảnh báo về “môi trường kinh doanh thay đổi hoàn toàn” khi ghi nhận lợi nhuận sụt giảm. Ngành này từng bùng nổ không tưởng sau đợt đại dịch đầu tiên, với số tiền thu được chỉ trong 3 năm nhiều hơn 6 thập kỷ trước cộng lại.

Shell đã báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự kiến là 9,6 tỉ USD trong quý I và thông báo mua lại cổ phiếu trị giá 4 tỉ USD.

Tại châu Âu, chi phí đi vay của Vương quốc Anh đang tăng lên do làn sóng phát hành trái phiếu (không thông qua Ngân hàng Trung ương Anh - BOE) để huy động nguồn vốn. Lợi suất trái phiếu ở hầu hết các nền kinh tế lớn đều tăng trong 18 tháng qua trước khi giảm trở lại, nhưng ở Anh thì khác. BOE sẽ đưa ra quyết định về lãi suất vào 18.5 tới.

Đức đang lên kế hoạch trợ cấp 80% chi phí điện cho các ngành công nghiệp bị thiếu hụt. Động thái này có khả năng sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ EU. Doanh số bán lẻ của khu vực eurozone đã giảm 1,2% so với dự kiến tháng 3 do lạm phát và chi phí đi vay tăng cao. Tỉ lệ lớn nhất được ghi nhận ở Đức với mức giảm 2,4% khi các đơn đặt hàng nhà máy dần ít đi đã làm dấy lên lo ngại mới về suy thoái kinh tế.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 0,25%, nhưng chủ tịch Christine Lagarde vẫn tuyến bố chưa chiến thắng lạm phát. Dù vậy, các nhà kinh tế tin rằng, chu kỳ thắt chặt lãi suất có thể sắp kết thúc.


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn