MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hồ tiêu là sản phẩm chủ lực để Gia Lai xuất khẩu đi thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA. Ảnh T.T

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

THANH TUẤN LDO | 17/04/2022 14:58

Gia Lai – Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.    

Hiện nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai là trên 550.000ha với các cây trồng chủ lực như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực, thực phẩm lúa, mì, mía, bắp và rau.  

Ước tính ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai mang về giá trị trung bình hơn 30.000 tỉ đồng/năm, trong đó riêng lĩnh vực trồng trọt đạt trên 26.140 tỉ đồng. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm gần 35% tổng giá trị nền kinh tế tại địa phương.  

Bầu Đức trồng chuối nuôi heo sạch ở Gia Lai bước đầu thu được lợi nhuận. Ảnh T.T

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi hàng chục nghìn hecta cây trồng kém hiệu quả sang phát triển các cây trồng phù hợp hơn.  

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai cũng tham mưu UBND tỉnh để hình thành 13 dự án trồng trọt và 18 khu sản xuất tập trung có ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 3.490ha với các sản phẩm chính như: Chuối, bơ, sầu riêng, thanh long, ớt, hồ tiêu, cà phê, rau hoa.

Ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Gia Lai cho biết, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, đặc biệt tập trung đẩy mạnh xuất khẩu. Toàn tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 231.000ha diện tích các loại cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn, liên kết tiêu thụ.  

“Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện việc liên kết sản xuất gắn người dân, hợp tác xã với doanh nghiệp để sản xuất đồng loạt, chất lượng cao, sản lượng lớn, xuất khẩu quy mô lớn.  

Ngành nông nghiệp sẽ phối hợp Sở Khoa học Công nghệ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, các dẫn địa lý phù hợp với sản phẩm nông nghiệp để chúng ta dễ dàng trong xuất khẩu và bảo hộ sản phẩm của mình”, ông Có nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn