MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sự đầu tư bài bản của các DN lớn đã nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp (Ảnh minh họa)

Ngành nông nghiệp "hóa giải thách thức" Hiệp định CPTPP

Kh.V LDO | 29/12/2018 15:07

Năm 2018, có 2.200 doanh nghiệp (DN) nông nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số DN nông nghiệp cả nước lên 9.235 DN. Số DN tăng tạo điều kiện để ngành nông nghiệp cạnh tranh khi Việt Nam thực thi CPTPP.

55% HTX hoạt động hiệu quả

Theo Bộ NNPTNT, về mặt đầu tư vào nông nghiệp, bên cạnh các DN có vốn đầu tư lớn, số lượng trang trại, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp cũng tiếp tục tăng, hoạt động có hiệu quả hơn. Đến nay, cả nước có 13.400 HTX nông nghiệp và 55% số HTX  nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Số HTX thành lập mới năm 2018 là 1.935 HTX, tăng 63%.

Cả nước có 35.500 trang trại, tăng 1.500 trang trại; trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn. Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự chuyển dịch hiệu quả hơn.

Năm 2019, phấn đấu đạt kim ngạch 43 tỉ USD

Mặc dù chưa chính thức công bố, nhưng dự kiến bước vào năm 2019, Bộ NNPTNT quyết tâm đạt giá trị xuất khẩu khoảng 43 tỉ USD.

Để không bị thua trên sân nhà, năm 2019, ngành NN đã đặt ra một số chỉ tiêu phải thực hiện. Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 1,75 - 1,78%; kim ngạch xuất khẩu tối thiểu 20,5 tỉ USD; chăn nuôi phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,95 - 4,15%;

Về thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 4,25 - 4,69; kim ngạch XK 10,5 tỉ USD; về lâm nghiệp: Độ che phủ rừng đạt 41,85%. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 5-6%; kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỉ USD... Để đạt được điều này, đòi hỏi ngành NNPTNT phải tiếp tục tái cơ cấu mạnh mẽ.

Các Hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA: Thách thức lớn

Từ 14.1.2019, Hiệp định CPTPP được triển khai thực hiện và chuẩn bị cho việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Đây là những Hiệp định mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, tạo điều kiện để nông sản Việt Nam tham gia sân chơi quốc tế mạnh mẽ hơn, bài  bản hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt, khi sản phẩm giá rẻ cùng loại sẽ vào thị trường Việt Nam.

Theo Bộ NNPTNT, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, tiếp tục phối hợp chặt với Bộ Công Thương, thương vụ của Việt Nam tại các nước để làm tốt công tác dự báo thị trường, căn cứ vào dự  báo thị trường để sản xuất, theo phương châm "sản xuất và bán sản phẩm thị trường cần, không sản xuất và bán cái mình có".

Theo đó, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức lại thị trường, phân phối lưu thông, hạn chế tình trạng dư thừa cục bộ và tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” tại một số địa phương.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn