MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nghề vớt gỗ trên thượng nguồn sông Đà

trịnh thông thiện LDO | 05/08/2018 08:41
Chỉ hơn 50km đường sông từ địa phận thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) đến xã Nậm Nhùn (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã có gần 50 hộ gia đình hành nghề vớt gỗ vào mùa lũ và số người tham gia công việc này ngày càng tăng theo từng cơn nước lớn đổ về từ phía thượng nguồn sông Đà. 

Nghề vớt gỗ được xem là công việc mưu sinh chủ yếu của những người dân sống ven sông Đà khu vực này từ cuối tháng 5 đến hết tháng 9 hằng năm.

Theo các ngư phủ vớt gỗ ở đây cho biết, nguồn gỗ trôi dạt trên sông Đà xuất hiện nhiều vào những năm gần đây là do khu vực thượng nguồn thuộc quy hoạch lòng hồ thủy điện Lai Châu đang bị tận thu nguồn tài nguyên rừng thuộc diện tích lòng hồ. Gỗ theo trôi theo dòng nước là gỗ bị lũ ống cuốn trôi, gỗ bị lâm tặc đốn hạ. Theo chân bốn anh em Lò Văn Vượng (dân tộc Thái, bản Chiềng Lề, xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) ra giữa dòng sông Đà vớt gỗ mới thấy sự mong manh của con người trên sông Đà mùa vớt gỗ.

Di chuyển khúc gỗ giữa dòng nước xiết.
Chiến lợi phẩm là một thân gỗ lớn bị bật gốc trôi dạt về Mường Lay.
Lò Văn Vượng cho biết: “Gỗ trôi dạt trên sông có rất nhiều loại quý như lim, lát, sến, táu.... thậm chí có những súc gỗ đã được cưa thành khối, có thể do lâm tặc đốn hạ trên rừng thượng nguồn bị lũ cuốn về đây”.
Kéo củi lên bờ.
Khi gặp những thân gỗ lớn, nhóm “ngư phủ” do Lò Văn Vượng phụ trách phải gọi thêm thuyền cứu viện kẹp thân gỗ lớn giữa hai thuyền để di chuyển về bãi tập kết.
Bãi tập kết gỗ của những ngư dân hành nghề vớt gỗ trên sông Đà thuộc xã Lê Lợi huyện Nậm Nhùn (Lai Châu).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn