MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mùa biển ảm đạm. Ảnh: TH

Ngư dân thua lỗ trong mùa đánh bắt chính

TRẦN HÓA LDO | 11/08/2018 16:00
Dù đang mùa cao điểm đánh bắt, nhưng nhiều tàu cá ở Quảng Ngãi lại phải nằm bờ không dám ra khơi vì sợ lỗ tổn (chi phí cho chuyến ra khơi). 

Hàng trăm lao động “sống nhờ” vào các tàu cá như bốc vác, vận chuyển cá, đá... cũng lâm cảnh thất nghiệp.

Lỗ tổn

Có mặt từ rất sớm ở cảng Sa Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi) - nơi cập cảng của hàng trăm tàu thuyền mỗi ngày, chúng tôi bất ngờ khi hàng loạt tàu cá công suất lớn lại phải nằm bờ trong khi biển êm sóng lặng. Ông Lê Văn Trung - trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - buồn bã nói, “hơn 10 năm đi biển, nhưng chưa bao giờ tàu cá phải chịu cảnh lỗ liên tục như năm nay. Liên tiếp 2 chuyến biển mới đây, tàu cá tôi chịu lỗ gần 40 triệu đồng”.

Ông Trung bảo, “2 chuyến biển trước thua lỗ nên chưa có tiền trả cho bạn thuyền nên chuyến biển này không có ai đi cùng, buộc phải neo đậu ở bờ”.

Ông Trung nhớ lại, những mùa biển trước, mỗi chuyến biển thường thu về 10 tấn hải sản các loại, trừ chi phí có chuyến biển anh em bạn chia nhau cả 10 triệu đồng. Còn năm nay đang là vụ chính nhưng sản lượng sụt giảm hơn một nửa.

Vừa cập bờ trưa ngày 3.8, ngư dân Võ Văn Bảo (chủ tàu cá QNg 97179, trú xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) ngồi thẫn thờ trên khoang cá, nói, 12 lao động làm quần quật suốt 17 ngày ở ngoài khơi Hoàng Sa chỉ được hơn 1 tấn cá chuồn, như vậy trừ hết chi phí thì tàu bị lỗ tổn gần 20 triệu đồng.

“Chuyến biển trước dù có lỗ nhưng không đáng kể. Chuyến này đi mong kiếm chút ít bù chuyến đi trước nhưng không ngờ lại bị lỗ nặng hơn. Không chỉ ngư dân theo tàu khai thác xa bờ khốn đốn, ngư dân ở các làng chài gần bờ cũng neo thuyền vì biển thất thu mà nguyên nhân chính từ đội ngũ hùng hậu tàu giã cào” - anh Bảo nhận định.

Hàng trăm lao động thất nghiệp

Việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn, lỗ tổn không những khiến nhiều chủ tàu, ngư dân khốn đốn mà còn kéo theo hàng trăm lao động “sống nhờ” vào các tàu cá như: Bốc vác, vận chuyển cá, đá... cũng thất nghiệp.

Bà Lê Thị Tâm (trú xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) - một người thu mua hải sản ở cảng Tịnh Hòa nói: Nghề biển có lúc được lúc mất, nhưng này biển khó khăn nhất từ trước đến giờ. Các đầu nậu phải đến cảng từ rất sớm, tranh giành mua từng ký cá, trong khi các mùa biển trước, một người có thể mua cả 6 - 7 tấn hải sản chỉ trong buổi sáng.

“Trước mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, không chỉ người thân của các chủ tàu, mà ngay cả tôi và hàng trăm lao động cũng hy vọng chuyến đánh bắt của họ được nhiều tôm cá. Có như vậy mới tạo công ăn việc làm cho chúng tôi” - bà Tâm chia sẻ.

Ông Lê Minh Đức - Trưởng phòng khai thác nguồn lợi thủy sản - Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi - cho biết, sản lượng đánh bắt thấp do mất mùa, nguyên nhân là thủy sản ngày cạn kiệt là số lượng tàu thuyền phát triển ngày càng nhanh, trang thiết bị, máy móc công suất lớn, hiện đại nên cường lực khai thác quá mức so với trữ lượng khai thác của nguồn lợi thủy sản.

Tác hại của tàu giã cào

Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý, cấm phát triển thêm đội ngũ tàu giã cào, kể cả nâng cấp, cải hoán nhưng cũng không ngăn chặn được đội ngũ tàu giã cào - một trong những nguyên nhân khiến nguồn lợi thủy hải sản suy kiệt nghiêm trọng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn