MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hội thảo Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh LH

Nhà đầu tư ngoại quan ngại vì chính sách pháp lý liên tục thay đổi

Lan Hương LDO | 07/12/2017 14:38

Sáng 7.12, tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Hà Nội cho biết: “AmCham lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại về những thay đổi gần đây trong chính sách và các quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Sau 30 năm mở cửa thu hút, FDI đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất trong khu vực.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Hiện nguồn vốn FDI đóng góp lớn khi cứ 10 đồng xuất khẩu thì có 7 đồng đóng góp từ FDI”. Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, chiếm 20% GDP và hơn 70% kim ngạch xuất khẩu. 

Ông Adam Sitkoff (AmCham) cho biết: “AmCham lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại về những thay đổi gần đây trong chính sách và các quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Theo ông Herbert Cochran- Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam, việc thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư rủi ro hơn đối với NĐT nước ngoài. Các thay đổi về chính sách pháp lý, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến chính sách thuế như tăng thuế suất hoặc áp dụng các loại thuế mới sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đối với các dự án đầu tư.

NĐT khi đưa ra quyết định đầu tư, họ sẽ xây dựng một kế hoạch kinh doanh dài hạn từ 5 đến 10 năm để ước tính lợi nhuận đầu tư thu được. Những thay đổi về thuế sẽ làm thay đổi toàn bộ kế hoạch kinh doanh ban đầu, do chi phí tăng cao, giảm doanh thu và do đó, giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư. Nhà đầu tư có thể do dự trước những quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam khi họ đã phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên về chính sách hay về thuế suất”.

Ông Herbert Cochran lấy ví dụ về đề xuất tăng thuế GTGT và bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt từ 10% lên 12% và áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp nước giải khát và cả người tiêu dùng.

Ông Adam Sitkoff lấy ví dụ về Dự thảo Luật về việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam không những không giúp cải thiện tình hình an ninh mạng của Việt Nam mà còn tạo ra gánh nặng không cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn