MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều áp lực nếu tăng giá điện

Văn Thanh LDO | 05/12/2022 18:00
Nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu kỹ và đánh giá các tác động của việc tăng giá điện đến lạm phát.

Cần hài hoà lợi ích

Trước đề xuất tăng giá điện của ngành điện, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho biết, giá bán điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chi phí năng lượng như điện chiếm tới gần 60% giá thành sản phẩm.

Trong bối cảnh nhà nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện càng phải cẩn trọng. Tăng giá điện là nhu cầu tương đối cấp bách của EVN.

Tuy nhiên, mức tăng giá như thế nào và tăng khi nào là bài toán của cơ quan chức năng để hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Lạm phát có xu hướng tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do chi phí tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Chi phí sản xuất tăng nhưng đơn hàng của doanh nghiệp bị cắt giảm. Nếu giá điện tăng sẽ khiến doanh nghiệp thêm gánh nặng, khó phục hồi sau COVID-19.

Chuyên gia cho rằng nếu tăng giá chỉ nên ở mức độ thấp nhất có thể. Đặc biệt, phải giãn thời gian tăng giá, có thể từ giữa năm sau, khi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm bớt khó khăn, ổn định hơn. Ảnh: Anh Tuấn 

Nếu tăng giá chỉ nên ở mức độ thấp nhất có thể. Đặc biệt, phải giãn thời gian tăng giá, có thể từ giữa năm sau, khi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm bớt khó khăn, ổn định hơn.

Bài toán về giá phải luôn được cân nhắc, tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi tăng giá điện lúc này khá nhạy cảm, nếu không điều chỉnh sẽ khó cho doanh  ngành điện, thậm chí ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng việc đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Giải pháp tăng giá điện phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Nhiều áp lực tăng giá điện

Áp lực tăng giá điện, ngoài chi phí giá nhiên liệu sản xuất điện như than, dầu, khí đã tăng 3-5 lần so với trước khiến chi phí sản xuất, mua điện của EVN tăng vọt, còn chịu áp lực mua điện giá cao từ nguồn điện mặt trời. Nguồn năng lượng này phát triển ồ ạt trong thời gian qua, gây nhiều hệ luỵ không tốt.

Ông Bùi Quốc Hùng - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, giá điện mặt trời theo cơ chế giá FIT tương đối cao. Giá điện mặt trời giai đoạn 1 là 9,35 cent (khoảng 2.100 đồng/kWh), giá điện mặt trời giai đoạn 2 là 7,09 cent (khoảng 1.644 đồng/kWh), giá điện gió là 8,5 cent (khoảng 1.927 đồng/kWh).

"Mức giá này cao hơn rất nhiều so với giá bán điện bình quân của EVN khi giá bán chỉ 1.860 đồng/kWh", ông Hùng khẳng định và cho biết, giá mua điện mặt trời cao như vậy, nhưng giá bán lại thấp đương nhiên gây áp lực tăng giá điện trong thời gian tới. 

Cũng theo ông Hùng, điện mặt trời chỉ huy động được ban ngày, không huy động được vào ban đêm. Nếu cân đối phù hợp giữa các nguồn thì không vấn đề gì, nhưng khi tỉ lệ điện mặt trời quá lớn so với cơ cấu nguồn điện thì các nguồn khác phải hỗ trợ cho điện mặt trời ở những thời điểm không thể huy động được. 

"Khi phát triển điện mặt trời quá nhiều, trong khi vẫn phải cần nhiều nguồn khác để hỗ trợ loại hình năng lượng này, đồng nghĩa với việc công suất dự trữ phải tăng lên. Khi công suất dự trữ tăng lên thì chi phí đầu tư và sản xuất cũng tăng lên, giá thành cũng tăng lên - điều này gây áp lực tăng giá điện", ông Hùng nói.

Vì lý do này nên trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, đến năm 2030 sẽ không phát triển điện mặt trời mặt đất nữa, còn điện mặt trời áp mái vẫn có thể khuyến khích để tự sử dụng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn