MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều cửa hàng hoa quả nhập khẩu bị xử phạt sau loạt bài của Báo Lao Động

Nhóm PV LDO | 02/09/2022 15:16
Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng "đội lốt" hoa quả nhập khẩu, lừa dối người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã vào cuộc xác minh, đồng thời ra quyết định xử phạt với nhiều cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu về hành vi buôn bán hàng lậu, không niêm yết giá đúng quy định.

This browser does not support the video element.

Sau loạt bài phản của Báo Lao Động“, nhiều cửa hàng hoa quả nhập khẩu đã bị xử phạt về hành vi buôn bán hàng lậu, không niêm yết giá đúng quy định.

Báo Lao Động vừa thực hiện loạt bài viết "Đội lốt hoa quả ngoại lừa người tiêu dùng", phản ánh việc nhiều loại hoa quả được "gắn mác" nhập ngoại đang bày bán khắp các chuỗi cửa hàng lớn nhỏ.

Với chiêu trò tinh vi, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, các tiểu thương, hệ thống cửa hàng hoa quả nhập khẩu đã “hô biến” hàng kém, không rõ nguồn gốc thành hàng nhập khẩu Nhật, Hàn, Mỹ... để bán cho người tiêu dùng với mức giá "trên trời".

Ngay sau khi đăng tải, loạt bài đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công thương, Cục QLTT thành phố Hà Nội, hai mũi tấn công của Đội QLTT số 13 thành phố Hà Nội đã tấn công vào các địa điểm, cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu - đã được nhóm phóng viên Báo Lao Động cung cấp, phản ánh.

Theo đó, dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Quang Minh - Đội phó Đội QLTT số 13, mũi 1 đã tiến hành kiểm tra hàng hoá tại cửa hàng Fresh Fruits (160 phố Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) thuộc Công ty TNHH thương mại và Xuất nhập khẩu Anh Thư do ông Nguyễn Chí Thanh (sinh năm 1987) là đại diện pháp luật.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện nhiều loại hoa quả nhập khẩu như lựu Peru, dưa lưới, dưa sữa Nhật Bản... Những sản phẩm này, chủ cửa hàng không xuất trình được hoá đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trị giá hàng hoá lên tới gần 3 triệu đồng.

Ngay sau đó, nhà chức trách đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 01130090, đồng thời niêm phong, tịch thu số lượng hàng hoá vi phạm.

Với số lượng hàng hoá vi phạm này, ông Nguyễn Đức Thiện - Đội trưởng Đội QLTT số 13 đã ra quyết định xử phạt hành chính số 01130079 với Công ty TNHH thương mại và Xuất nhập khẩu Anh Thư về hành vi "Kinh doanh hàng hoá nhập lậu", với số tiền 3 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, không đảm bảo an toàn sử dụng.

Cùng thời điểm, mũi tấn công số 2 do bà Dương Thị Loan - Đội phó Đội QLTT số 13, tiến hành kiểm tra cơ sở bán trái cây nhập khẩu thương hiệu Fresh Fruits (số 296 đường Cầu Giấy, Hà Nội) thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Hồng Điệp).

Tại đây, các cán bộ QLTT đã phát hiện cửa hàng  không niêm yết giá đúng quy định và ra quyết định xử phạt hành vi này với số tiền 1,5 triệu đồng. Đồng thời tiếp tục xác minh các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Trước đó, theo phản ánh của Báo Lao Động, tại các chuỗi cửa hàng của các thương hiệu lớn như Fresh Fruits, Fuji, DP Fruits, MT Fruits... theo ghi nhận của phóng viên, cũng đang bày bán rất nhiều loại quả như lựu, chà là, dưa, mận... được quảng cáo là hàng Nhật Bản, hàng Mỹ, Nam Phi, nhưng thực chất trong danh mục các loại hoa quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam lại không có tên những sản phẩm này.

Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các loại quả như anh đào, bưởi, cam, chanh, đào, dâu tây, dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa vàng), hồng, kiwi, lê, lựu, mận, nhãn, nho, quất,  quýt, táo, táo ta, vải, xoài.

Nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ các loại quả anh đào, lê, nho, táo, việt quất, cam; nhập ở Úc là quýt, nho, anh đào; New Zealand nhập các loại anh đào, chanh leo, hồng, kiwi, mơ, táo, việt quất; Hàn Quốc là nho, táo, dâu tây; Nhật Bản nhập về táo, lê, cam và Nam Phi có nhập khẩu táo, lê, nho. 

Các loại quả như dâu tây, dưa Nhật; lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… đều chưa được Bộ NNPTNT cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó có nghĩa, những loại quả nêu trên đang được bày bán trên thị trường, một là hàng xách tay, có dấu hiệu trốn thuế; hai là hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Theo quy định của Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10.2020, hành vi kinh doanh, bán hàng xách tay sẽ bị coi là bán hàng nhập lậu và sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nếu hàng hóa đó không có hóa đơn chứng từ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn