MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xây dựng hạ tầng tăng trưởng liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ảnh: Thanh Chung

Nhiều giải pháp tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thanh Chung LDO | 01/07/2022 22:09

Quảng Nam - Tại tọa đàm "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới" ngày 1.7, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển liên kết vùng.

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một bộ phận quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và với nhiều tiềm năng, lợi thế nên được Nghị quyết 39 đặt vào vị trí trung tâm và định hướng trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Các giải pháp nhằm tăng cường liên kết Kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới, tập trung vào: Việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả của các thể chế, cơ chế liên kết vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian qua; đề xuất các quan điểm; điều chỉnh, bổ sung các thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế tương đồng và tăng cường liên kết Kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian tới.

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu kết luận toạ đàm. Ảnh: Thanh Chung 

Liên kết vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đã mang lại một số kết quả tích cực như: Một số khung pháp lý về liên kết phát triển vùng đã được ban hành, xác định được các nguyên tắc và lĩnh vực trọng tâm liên kết giữa các địa phương trong vùng; các giải pháp về liên kết phát triển vùng được đưa ra thảo luận, bàn bạc, thống nhất thông qua tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị vùng, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại vùng…. Thỏa thuận liên kết vùng ngày càng toàn diện và có xu hướng tăng, tập trung vào thu hút đầu tư, phát triển nguồn lực, phát triển giao thông, du lịch, thương mại...

Ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, liên kết vùng vẫn còn hạn chế như thiếu các hành lang pháp lý và cơ chế phối hợp, chế tài thực thi phù hợp. Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm chưa có địa vị pháp lý đầy đủ, không đủ nguồn lực để điều phối sự phát triển chung của vùng, chưa có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch vùng; chưa được trao “quyền” trong việc quyết định các nguồn lực cho các dự án vùng.

Liên kết, phối hợp giữa các địa phương còn rời rạc, hình thức chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp vùng; năng lực, tư duy và trình độ quản lý vùng chưa theo kịp sự phát triển; hệ thống thông tin dữ liệu chung của vùng chưa được quan tâm...

Tư tưởng lợi ích theo địa giới hành chính còn tồn tại; hiện tượng mỗi địa phương là một nền kinh tế dẫn đến liên kết phát triển ít được quan tâm, thậm chí còn cạnh tranh với nhau làm triệt tiêu lợi thế của toàn vùng.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trước các tác động, bối cảnh, tình hình mới, nhất là trong việc chuyển các thách thức thành cơ hội.

Ông Trần Tuấn Anh cho hay, các ý kiến đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp để tăng cường liên kết đề cập tới nhiều ngành, lĩnh vực cụ thể của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, trong đó xác định biển là trung tâm; đầu tư để liên kết hạ tầng giao thông, cảng biển, hệ thống logicstic; phát triển hệ thống đô thị ven biển bền vững và đồng bộ về mạng lưới, hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách tài chính phát triển đô thị; chống cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai….

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn