MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều người “ngậm trái đắng” khi mua “sở hữu kỳ nghỉ dưỡng”

HOÀNG HƯNG LDO | 14/09/2017 13:00

Thời gian gần đây, có không ít nạn nhân đã trực tiếp đến các cơ quan luật pháp và báo chí, để phản ánh về việc họ bị "mắc bẫy"  khi mua “sở hữu kỳ nghỉ dưỡng”.

Ông H.C.T. (trú P.22, Q.Bình Thạnh, TP HCM), cho biết: “Đầu tháng 7.2017, nhân viên Công ty cổ phần D.Holidays mời tôi tham dự sự kiện hội thảo…Công ty quảng cáo liên kết với các tập đoàn khách sạn ở 110 nước. Công ty mở bán “sở hữu kỳ nghỉ” với giá 32.000 USD. Nếu khách hàng nào ký hợp đồng mua sớm, chỉ tốn… 15.000 USD. Công ty sẽ cấp thẻ thành viên được tham gia các kỳ nghỉ kéo dài trong thời gian 50 năm”.

Vợ chồng ông T. đặt cọc trước 23 triệu đồng. Sau đó, ông T. gọi điện xin lấy lại tiền cọc, nhưng nhân viên công ty trả lời “không trả”. Tiếc 23 triệu đồng, vợ chồng ông T. gom góp thêm 80 triệu đồng để hôm sau mang lên đóng cho đủ…Tuy nhiên sau đó, gia đình ông T. (6 người) đăng ký đi nghĩ dưỡng ở Mỹ, Công ty D.Holidays nói phải đăng ký trước 8 tuần, giờ quá trễ.

Ông T.chuyển sang xin đi nghỉ ở Dubai, Công ty buộc ông T. phải đóng thêm phí chuyển đổi là 950 USD, kèm phí visa 150 USD/người. Ông T. xin nghỉ ở Maldives, công ty chỉ cho phép 2 người. Cực  chẳng đã, gia đình ông T. xin đi nghỉ ở trong nước, tại khách sạn Inter Continental (Đà Nẳng), Công ty viện lý do “không có liên kết hợp tác. Vả lại, khách sạn đã… full (đầy) hết rồi”.

Tương tự, mới đây, Công ty TNHH V.R  cũng tổ chức hội thảo mời bán “sở hữu kỳ nghỉ”. Với lời quảng bá rằng, V.R liên kết với 42 khu nghĩ dưỡng ở Australia và New Zealand và  4.000 khu nghỉ dưỡng toàn cầu, khách hàng có thể mua cho mình những kỳ nghỉ dưỡng “thiên đường, thần  tiên”…

Khách hàng nộp gần 150 triệu đồng để  thành thành viên, được nghỉ dưỡng ở nhiều nước trong… 5 năm, 10 năm và 20 năm. Gia đình ông Đ.V.C (trú P.An Phú, Q.2, TPHCM) cọc gần 75 triệu đồng. Ngày hôm sau, nghỉ lại, ông C. tới Công ty V.R đòi lại tiền cọc, cũng ngậm quả đắng…

Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Trưởng Văn phòng luật sư Tín Nghĩa (TP HCM) – cho rằng: “Nhiều hợp đồng, kháchn hàng không đọc kỹ, nên ký vào là luôn thiệt đơn thiệt kép”.

Đặc biệt, tại các hợp đồng, với nhiều điều khoản khó hiểu, lẫn lộn giữa tiếng Việt, với tiếng Anh, không quy định điều khoản hoàn trả lại tiền, không cho khiếu nại công ty, không có điều khoản hủy bỏ hợp đồng…

Hợp đồng đó không đúng quy định của Luật Thương mại, Bộ Luật Dân sự, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng… Do đó bị vô hiệu, doanh nghiệp phải hoàn trả lại tiền cho khách hàng.

Luật sư Trương Anh Tú thì cho rằng: Khái niệm “sở hữu kỳ nghỉ” là không đúng. Ngôn ngữ VN, không hề có cái gọi “sở hữu kỳ nghỉ” . Việc các công ty du lịch dụ dỗ người dân sử dụng “tiền thật” (tài sản hợp pháp) để mua thứ dịch vụ “ảo”, thậm chí không có, chưa được phép kinh doanh (tài sản bất hợp pháp) gây thiệt hại về tài sản cho người tiêu dùng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn