MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) LDO | 18/01/2023 06:58
Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Vừa qua, The Edelman Trust Barometer (công ty chuyên về quan hệ công chúng lớn nhất thế giới) đã thực hiện cuộc khảo sát trên toàn cầu đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp. Mới đây, đơn vị này đã công bố kết quả khảo sát với hơn 32.000 người ở 28 quốc gia.

Kết quả cho thấy, chỉ có 2/5 số người được hỏi tin rằng gia đình họ sẽ khá giả hơn trong tương lai.

Hơn 20 năm qua, The Edelman Trust Barometer đã tổ chức thăm dò ý kiến của hàng nghìn người. Chủ nghĩa bi quan về kinh tế đã đạt mức cao nhất ở một số nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản.

Kết quả khảo sát càng cho thấy xã hội đã bị chia rẽ như thế nào do tác động của đại dịch và lạm phát. Các hộ gia đình có thu nhập cao hơn vẫn có sự tin tưởng vào các tổ chức như chính phủ, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông và các tổ chức phi chính phủ. Các nhóm thu nhập thấp thì không nghĩ vậy.

Lạm phát cũng khiến không ít người mất niềm tin vào tương lai. Ảnh: Xinhua

Richard Edelman, CEO công ty quan hệ công chúng Edelman,  cho biết: “Điều này thực sự cho thấy sự phân chia giai cấp đại chúng một lần nữa”.

Edelman nói thêm: “Chúng tôi đã thấy điều đó trong đại dịch do yếu tố y tế. Hiện giờ chúng tôi đang nhìn nhận dưới tác động của lạm phát”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức khác đã lưu ý rằng, đại dịch gây thiệt hại lớn hơn cho người nghèo, trong khi những người có thu nhập thấp phải chịu đựng việc tăng giá hầu hết các mặt hàng cơ bản.

Theo khảo sát, chỉ 40% số người được hỏi đồng ý với nhận định "tôi và gia đình sẽ khá giả hơn sau 5 năm nữa". Tỉ lệ này năm trong năm 2021 là 50%. Cụ thể, tỉ lệ suy giảm niềm tin ở nền kinh tế Mỹ là 36%, Anh 23%, Đức 15% và Nhật Bản là 9%.

Các nền kinh tế đang phát triển nhanh có điểm số cao hơn những nước nói trên, mặc dù thấp hơn so với năm ngoái. Duy chỉ có Trung Quốc vượt qua xu hướng này với mức tăng một điểm phần trăm lên 65%, bất chấp sự gián đoạn kinh tế do chính sách "zero-covid" hiện đã được nới lỏng của nước này.

Những lo lắng như vậy phản ánh hoài nghi về tình trạng của nền kinh tế toàn cầu khi xung đột ở Ukraine tiếp diễn và các ngân hàng trung ương tăng lãi suất cho vay để chế ngự lạm phát. Ngân hàng Thế giới hôm thứ ba vừa qua đã cảnh báo thế giới có thể rơi vào suy thoái kinh tế trong năm nay.

"Tôi nghĩ rằng dữ liệu của chúng tôi cung cấp rất nhiều cơ sở cho các CEO, những người đã nhận ra rằng doanh nghiệp phải là một lực lượng quan trọng trong các vấn đề xã hội" - Richard Edelman nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn