MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều nhà máy đang gặp khó khăn do chi phí đầu vào ngày càng trở nên đắt đỏ. Ảnh minh họa: Xinhua

Nhiều nhà máy ở châu Á vật lộn với chi phí đầu vào tăng cao

Quý An LDO | 01/11/2023 15:04

Hoạt động sản xuất của các nhà máy ở châu Á sụt giảm trong tháng 10 do căng thẳng Trung Đông khiến giá dầu, chi phí tăng và nhu cầu tiêu thụ vẫn chịu áp lực.

Theo dữ liệu từ S&P Global, hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á đều báo cáo áp lực từ lạm phát chi phí, sản lượng giảm và số lượng đơn đặt hàng mới.

Đây được đánh giá là dấu hiệu tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn đang nỗ lực phục hồi do căng thẳng địa chính trị. Châu Á - nơi sản xuất phần lớn hàng hóa trên thế giới - đã phải vật lộn để tăng cường sản xuất trong năm nay khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu thiếu ổn định.

Chỉ số PMI của Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn giảm ở mức lần lượt là 48,7 và 49,8, ít thay đổi so với tháng trước. Chỉ số trên 50 cho thấy hoạt động đang mở rộng và ngược lại.

Usamah Bhatti - chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence - cho biết: “Tỉ lệ lạm phát mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Giá nguyên liệu thô cao hơn, đặc biệt là giá liên quan đến dầu mỏ”. Chuyên gia này cũng lý giải, khó khăn cho các nhà máy còn đến từ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Trong khi giá dầu bắt đầu hạ nhiệt trở lại, tuy nhiên căng thẳng ở Trung Đông đã dẫn đến biến động. Giá dầu thô có thể tăng cao hơn nữa trong quý IV/2023 nếu phạm vi căng thẳng lan rộng. Lãi suất tăng cao sẽ cản trở mọi kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất.

Hầu hết Đông Nam Á - nơi thường dựa vào sức mạnh của thị trường nội địa để thúc đẩy tăng trưởng - đã suy thoái trong tháng 10.

“Sự sụt giảm bất ngờ của PMI làm tăng thêm mối lo ngại của chúng tôi về triển vọng của các công ty nhỏ, định hướng xuất khẩu - cũng như sức mạnh và độ bền của sự phục hồi ở phạm vi rộng hơn” - Chang Shu và Eric Zhu, hai chuyên gia kinh tế của Bloomberg Intelligence, nhận định.

Dấu hiệu tích cực le lói ở Đài Loan (Trung Quốc) - nơi có chỉ số PMI giảm trong hơn một năm - đã ghi nhận mức 47,6 vào tháng 10. Dữ liệu tốt nhất trong bảy tháng cho thấy sự suy giảm hoạt động của nền kinh tế đang trở nên ít nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, Hàn Quốc công bố xuất khẩu tăng 5,1% trong tháng 10 so với một năm trước đó - mức tăng đầu tiên kể từ cuối năm ngoái và là dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu ít nhiều phục hồi. Các nhà sản xuất cũng lạc quan về tình hình kinh doanh sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới do nhu cầu gia tăng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn