MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Dự báo tăng trưởng kinh tế Châu Á giảm. (Nguồn ảnh: AFP)

Nhiều quốc gia Châu Á có nguy cơ kiệt quệ tài chính

Anh Vũ LDO | 14/10/2022 20:44
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Châu Á cần tập trung vào ổn định tài khóa để bù lại nợ tăng vọt và nguy cơ kiệt quệ tài chính.

Trong báo cáo mới nhất của mình, IMF cho rằng, Châu Á đang là khu vực có nợ công và dự trữ lớn nhất thế giới. Nhiều quốc gia đang ở nguy cơ cao kiệt quệ tài chính. Điều này nghĩa là bất cứ khoản chi tiêu thêm nào của chính phủ để giải quyết tác động từ khủng hoảng lương thực và năng lượng cũng cần được chú ý.

Những biến động nợ công và nợ tư vốn đã xấu do tăng trưởng chậm, lãi suất cao, tỉ lệ nợ lớn hơn nay lại chịu ảnh hưởng của đại dịch. Sự sụt giảm lớn và lãi suất tăng có thể kích hoạt nút báo động đỏ với các quốc gia đang vay nợ lớn.

“Nếu lãi suất tiếp tục tăng phi mã, nó sẽ giới hạn những lựa chọn chi tiêu của chính phủ”, IMF cho hay. 

Cảnh báo dành cho các quỹ, bên cho vay cuối cùng, dự báo tăng trưởng năm 2022 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương giảm khoảng 0,9 điểm phần trăm xuống 4%. Với năm 2023, tỉ lệ này kỳ vọng sẽ tăng lên 4,3%, nhưng vẫn giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

“Dù tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5,5% của hai thập kỷ trước, khu vực Châu Á tiếp tục cho thấy sự vận hành nền kinh tế tốt hơn phần còn lại của thế giới”- IMF cho biết.

Những rủi ro khác bao gồm sự sụt giảm lớn của tỉ giá hối đoái có thể dẫn tới lạm phát và bắt buộc thắt chặt chính sách tiền tệ của khu vực này. Châu Á, nơi được coi là công xưởng của thế giới, cũng đang rất dễ bị chia cắt địa kinh tế. IMF đề xuất các nước trong khu vực cần tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, giảm thâm hụt chi tiêu chính phủ và vay nợ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn