MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những cổ phiếu penny tăng tới 900% trong năm Tân Sửu

Tùng Thư LDO | 03/02/2022 15:01

Trải qua năm Tân Sửu, có những cổ phiếu penny tăng tới hơn 900%. Thậm chí, có mã tăng hơn 200% chỉ trong tháng 1.2022. Đáng nói, nhiều cổ phiếu tăng nóng nhưng nội tại doanh nghiệp không vững vàng, thể hiện qua sức khỏe tài chính yếu kém.

Theo dữ liệu của Lao Động, trong năm Tân Sửu, trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM có 18 mã chứng khoán tăng tới trên 500% (tính tới ngày 30.1.2022).

Còn số lượng mã chứng khoán tăng trên 300% trong năm Tân Sửu trên cả 3 sàn lên tới 83 mã. Chiếm phần lớn trong số đó là các cổ phiếu trên sàn UPCOM (56 mã); sàn HOSE có 12 mã và HNX có 15 mã.

Những “hòn than nóng”

Đầu tiên phải kể tới những cổ phiếu tăng xấp xỉ 900% trong năm Tân Sửu vừa qua. Những “hòn than nóng” này đều đang giao dịch trên HNX và UPCOM. Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến ngày 30.1.2022, CMS đã tăng tới 916,13%; CBS tăng 946,04%; ASA tăng 890,57%…

Nhiều cổ phiếu khác tăng tới 500 - 700%. Đáng nói, nhiều cổ phiếu tăng phi mã bất chấp doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Ví dụ như L18 tăng 596,69% dù đang trong diện kiểm soát; VLA tăng 567,11% trong năm Tân Sửu, thậm chí chỉ trong tháng 1.2022, cổ phiếu này đã tăng 212,63% dù kết quả kinh doanh bết bát, 2/3 năm gần đây thua lỗ, dòng tiền kinh doanh âm liên tục…

Những cổ phiếu penny tăng hơn 500% trong năm Tân Sửu (Dữ liệu do Tùng Thư tổng hợp).

Ai là người cầm “hòn than nóng”?

Trước đà tăng nóng của nhiều cổ phiếu penny nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung trong 2 năm bùng phát dịch COVID-19, TS.Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định dòng vốn ào ào chảy vào thị trường chứng khoán nhưng chủ yếu là mua đi bán lại, dòng tiền ở trên thị trường thứ cấp của những nhà đầu tư và những nhà đầu cơ chứ không đi vào sản xuất kinh doanh. 

Như vậy, thị trường chứng khoán mất đi ý nghĩa là “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế.

Trên thị trường, nhiều nhà đầu tư biết rõ cổ phiếu đầu cơ, nội tại doanh nghiệp không tốt nhưng vẫn mua vào vì tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO). Tuy nhiên, đặc điểm của dòng tiền đầu cơ  là "đánh nhanh, rút nhanh". Bởi vậy, người cuối cùng cầm “hòn than nóng” sẽ gánh chịu rủi ro không nhỏ.

Trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu, kinh tế trong nước còn chưa phục hồi như hiện nay, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân khi chọn cổ phiếu phải theo dõi tất cả các chỉ số sinh lời, dòng tiền của doanh nghiệp phát hành trong nhiều năm. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn