MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tiêu hủy lợn dịch trên địa bàn huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Ảnh: NT

Ninh Bình: Nguy cơ "dịch chồng dịch" khiến người chăn nuôi điêu đứng

NGUYỄN TRƯỜNG LDO | 23/06/2022 16:50

Ninh Bình - Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã gặp khó khăn chồng chất khi phải đối mặt với dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm A/H5N1.

Sau một thời gian được khống chế, từ tháng đầu tháng 5.2022 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã bùng phát trở lại. Dịch đã bùng phát tại hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình), kể từ ngày 1.1.2022 đến ngày 31.5.2022 dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 1.464 hộ/350 thôn, tổng số lợn bị chết, tiêu hủy bắt buộc là 9.037 con, trọng lượng tiêu hủy 403,2 tấn.

Hiện dịch tả lợn Châu Phi đã bùng phát tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: NT

Hiện toàn tỉnh Ninh Bình còn 60 xã/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày. Trong khi đó, dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn đang tiếp tục có diễn biến phức tạp do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, lây lan...

Ông Đinh Quang Thu (chủ trang trại nuôi lợn tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình) cho biết: Từ năm 2019 đến nay, gia đình ông đã 2 lần phải tiêu hủy đàn lợn vì mắc dịch tả lợn Châu Phi.

"Mỗi lứa gia đình tôi nuôi gần 300 con lợn thịt, sau 2 lần phải tiêu hủy lợn khiến kinh tế gia đình anh lâm vào cảnh kiệt quệ, nợ nần chồng chất, toàn bộ khu chuồng trại bỏ không suốt nhiều tháng nay vì không dám đầu tư chăn nuôi tiếp" -  ông Thu than thở. 

Tình trạng các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp dịch bệnh lâm vào cảnh trắng tay, không chỉ diễn ra ở những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, mà ngay cả ở những trang trại lớn, việc chăn nuôi được thực hiện theo quy mô khép kín nhưng vẫn bị mắc dịch.

Không chỉ những hộ chăn nuôi lợn, những hộ chăn nuôi gà, vịt cũng lâm cảnh tương tự khi phải đối mặt với dịch cúm gia cầm A/H5N1. Gia đình ông Phạm Văn Hiển xóm 9, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, Ninh Bình nuôi gần 5.000 con vịt và chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến kỳ xuất bán thì bỗng nhiên lăn đùng ra chết khiến kinh tế gia đình lâm vào cảnh nợ nần.

"Vịt bắt đầu có hiện tượng ốm và chết rải rác từ ngày 4.6.2022, ban đầu mỗi ngày chỉ lác đác vài chục con sau đấy thì chết nhiều hơn, có ngày số lượng vịt chết lên đến vài trăm con. Gia đình tôi rất lo lắng nên đã báo với chính quyền địa phương và được xác định dương tính với cúm gia cầm A/H5N1 và phải tiêu hủy toàn bộ đàn vịt gần 5.000 con" - ông Hiển cho biết .

Cũng theo ông Hiển, trong quá trình chăn nuôi gia đình ông đã tiêm phòng cho đàn vịt nhưng không hiểu sao vẫn mắc bệnh, vậy là toàn bộ số tiền hơn 1 tỉ đồng đầu tư chuồng trại, thức ăn và con giống bị mất trắng.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình) cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh tái phát, lây lan là do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tái đàn, con giống yếu được mua từ các chợ, điểm buôn bán hoặc thương lái, không rõ nguồn gốc. Các ổ dịch chủ yếu tái phát xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo điều kiện và không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học.

Khi lợn, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh, nghi mắc bệnh, người dân không báo để lấy mẫu xét nghiệm mà ngay lập tức bán chạy làm lây lan dịch bệnh. Đặc biệt, là sự lơ là, chủ quan của các hộ chăn nuôi trong phòng chống dịch.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn