MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Xung đột Trung Đông đang là chủ đề nóng hơn bao giờ hết trước áp lực lãi suất và các khoản nợ quốc gia. Ảnh: Xinhua

Nợ kỷ lục, lãi suất cao và hỗn loạn

Quý An (theo Bloomberg) LDO | 16/10/2023 20:00

Nền kinh tế thế giới vốn phải vật lộn với khoản nợ kỷ lục, lãi suất tín dụng đắt đỏ hiện phải đối mặt với những nguy cơ mới từ Trung Đông.

Căng thẳng tại Trung Đông làm tăng thêm rủi ro đáng kể cho triển vọng kinh tế vốn đã mong manh. Cuộc xung đột đã làm lu mờ một tuần họp kéo dài của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tổ chức. Những lời kêu gọi tài trợ khí hậu và giảm nợ cho các quốc gia nghèo đã bị lu mờ trước tình hình chiến sự.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới với những thách thức đáng báo động và đang ở thời điểm mà sự phân cực và cực đoan ngày càng gia tăng”.

Cuộc tấn công bất ngờ đồng nghĩa với việc xung đột tại Trung Đông sẽ là chủ để nóng trong các buổi thảo luận. Với quy mô của cuộc xung đột chưa rõ ràng và phản ứng của thị trường tương đối im lặng, dường như nền kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi thiệt hại lớn.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi các tác động kinh tế tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng, nhưng tôi thực sự không coi đó là yếu tố chính ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế toàn cầu”.

Các chuyên gia lo ngại nếu căng thẳng leo thang, khả năng suy thoái kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng “rủi ro địa chính trị là rủi ro đáng kể nhất đối với nền kinh tế thế giới hiện nay”. Tâm lý này sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian.

Tuy nhiên, các quan chức tài chính hàng đầu thế giới khi đưa ra thông cáo chung về triển vọng toàn cầu lại không đề cập trực tiếp đến xung đột ở Trung Đông.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva đã kêu gọi tăng tốc các thỏa thuận giúp các quốc gia nghèo đang gặp khó khăn về nợ.

Khi châu Phi lần cuối tổ chức các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới vào năm 1973, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới lúc đó là Robert McNamara đã kêu gọi các nước giàu thể hiện sự rộng lượng hơn đối với người nghèo. Khoảng 50 năm trôi qua, Ajay Banga, chủ tịch hiện tại, vẫn đang thúc giục.

Cuối tuần qua, ông Banga yêu cầu các nước cho vay giúp đỡ 75 quốc gia nghèo nhất. Ông cũng cảnh báo về tốc độ ngày càng giảm trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu Quốc hội tài trợ 2,25 tỉ USD. Một phần trong số này được các quan chức Bộ Tài chính đánh giá có thể giúp “mở khóa” khoản cho vay bổ sung lên tới 25 tỉ USD. Nếu các nước giàu khác làm theo, tổng tiền hỗ trợ có thể lên tới hơn 100 tỉ USD.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn