MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều nông sản trong nước chất lượng tốt nhưng chưa được quảng bá đến người tiêu dùng. Ảnh: Kh.V

Nông đặc sản vùng miền như cô gái đẹp bị lấm lem

Khánh Vũ LDO | 22/12/2017 14:25
Tại sao nhiều sản phẩm nông nghiệp tốt mà không bán được? Tại sao từng “núi” cam lòng vàng đỏ au bị người tiêu dùng thờ ơ, lại lao vào mua táo, nho, lê... nhập ngoại với giá trên trời? 

Quýt, cam sành Hà Giang vàng rực hai bên đường với giá 15-20 nghìn đồng/kg; cam lòng vàng Hưng Yên, Cao Phong (Hòa Bình) giá giảm còn 30 nghìn đồng/kg... nhưng vẫn bán rất chậm.

Phát biểu tại Hội nghị “Giao thương, kết nối cung-cầu giữa các địa phương, nhà sản xuất với các doanh nghiệp (DN) phân phối nông sản, thực phẩm an toàn tại Hà Nội” do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) tổ chức sáng nay (22.12) tại Hà Nội, ông Đào Văn Hồ - Giám đốc Trung tâm - cho hay: Thị trường nông sản trong nước những năm qua đã chứng kiến liên tiếp tình trạng khó khăn trong tìm kiếm đầu ra khiến giá bán giảm mạnh và sau đó là các cuộc “giải cứu” liên tiếp diễn ra: Chuối (Đồng Nai), dưa hấu (Quảng Ngãi), ớt (Bình Định), quất (Hải Dương)… "Khủng hoảng thừa" thịt lợn lan rộng trên cả nước, khiến các “thủ phủ” chăn nuôi tại Đồng Nai, Bình Định, Hà Nội, Thái Bình… điêu đứng.

Phải nhìn vào một thực tế nội tại là không phải sản phẩm của chúng ta chưa tốt, mà khâu kết nối cung – cầu của chúng ta đang quá yếu. Một trong những “điểm chết” khiến nông sản Việt bị người tiêu dùng e ngại, là vấn đề an toàn thực phẩm. Không phải nông sản nào của chúng ta cũng kém an toàn, mà vấn đề là chúng ta chưa làm cho người tiêu dùng hiểu và yên tâm về điều này. 

Theo ông Đào Văn Hồ, mặc dù hiện cả nước có khoảng 700 chuỗi cung ứng nông sản an toàn được kết nối giữa 50 tỉnh, thành phố trên cả nước, song so với nhu cầu tiêu dùng, nông sản, thực phẩm an toàn vẫn chưa đa dạng về chủng loại; còn thiếu các địa chỉ cung ứng khiến người tiêu dùng chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận, thậm chí không biết mua ở đâu.

Ông Đào Ngọc Nam - Chủ tịch HĐQT Cty CP An Việt - cho rằng, nhiều địa phương trên cả nước có các sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt, nhưng khâu tiêu thụ lại khó khăn. Rào cản đầu tiên chính là các đơn vị sản xuất tại địa phương đang thiếu, khó đáp ứng những giấy tờ cần thiết đáp ứng yêu cầu, thủ tục đặt ra.

“Muốn đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng hiện đại, sản phẩm phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trong quá trình làm việc, khi DN tiếp xúc với các hộ sản xuất, thậm chí có người còn không hiểu phải làm thủ tục, giấy tờ như thế nào nên không thể đưa sản phẩm vào hệ thống bán hàng hiện đại. Không hẳn mọi sản phẩm đều cần tiêu chuẩn VietGAP. Người sản xuất hiểu khá mông lung về sản phẩm” - ông  Đào Ngọc Nam nhấn mạnh.

Ônng Nam cũng cho rằng, dù có sản phẩm tốt, song nhiều đơn vị sản xuất ở các địa phương, khâu marketting rất kém. Hình ảnh sản phẩm được đưa tràn lan. Ngoài ra, các khâu tiếp thị, bao bì còn không được chú trọng khiến sản phẩm chưa tạo được sức hấp dẫn.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn