MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Không công khai phụ phí tăng giá ngày Tết sẽ bị phạt. Ảnh minh họa: PV

Phạt hàng quán không công khai phụ phí ngày Tết

Ngọc Thiện LDO | 22/01/2024 06:00

Thực tế cho thấy, rất nhiều cơ sở kinh doanh sẽ thu thêm phí dịch vụ khi đón khách trong Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề về pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt.

Việc thu thêm phí dịch vụ dịp Tết là câu chuyện đã xảy ra trong thực tế, do các cơ sở kinh doanh như quán ăn, quán nước, nhà hàng... cần bù vào cho các khoản nhân công, nguyên vật liệu... Tuy nhiên, khách hàng cần phải được biết mức phụ thu dịp Tết là bao nhiêu để tránh tình trạng bị "chặt chém".

Theo Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP), chế tài xử phạt hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gồm:

"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước".

"Như vậy, cơ sở kinh doanh nếu không niêm yết giá tại địa điểm niêm yết, hoặc niêm yết gây hiểu nhầm có thể bị xử phạt lên tới 1 triệu đồng. Nếu cơ sở kinh doanh bán cao hơn giá niêm yết tối đa lên đến 30.000.000 đồng khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc Danh mục có điều kiện" - luật gia Nguyễn Gia Hải (Công ty TNHH Luật Thái Hà) cho biết.

Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết.

Để chống hành vi gian lận về giá, Điều 16 Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định:

"1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn