MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ươm giống sâm Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum . Ảnh: ĐÌNH VĂN

Phát hiện loài sâm dễ nhầm lẫn với sâm Ngọc Linh

HỒNG SƠN LDO | 26/11/2019 07:24
Vài tháng gần đây, một số người sau khi đi rừng, vô tình phát hiện ra một loài sâm có cây, củ, lá hoa đều giống sâm Ngọc Linh tại khu vực rừng Quốc gia Biduop Núi Bà nên đã rủ nhau vào rừng khai thác loài sâm này.

Trước thực trạng trên, đoàn công tác của Sở KHCN Lâm Đồng đã phối hợp Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Trường Đại học Đà Lạt và chính quyền huyện Lạc Dương, Huyện Đam Rông tiến hành khảo sát thực địa thu thập thông tin, lấy mẫu sâm mà người dân khai thác và buôn bán trong dân. Bên cạnh đó khảo sát cả lượng sâm được người dân di thực từ rừng về trồng trong rẫy và sâm trong tự nhiên.

Sau 2 tháng làm việc, các nhà khoa học đã phân tích đặc điểm hình thái sâm, mô tả kỹ đặc điểm sinh lý về thân, rễ củ, quả, hoa, lá đã khẳng định, đây là một loài sâm LangBiang, là một loài sâm Việt Nam có tên khoa học là Panax. Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng khẳng định: Kết quả phân tích thành phần hóa học, loài sâm này không có chất majonosid-R2 là chất đặc trưng của sâm Ngọc Linh nên nó hoàn toàn không phải là sâm Ngọc Linh; sâm này có hàm lượng saponin thấp, chỉ bằng 4,78%/ mẫu khô đối với cây 10 năm. Trong khi đó, hàm lượng chất này trong sâm Ngọc Linh là 52 - 56%/mẫu khô). Sâm Langbiang có tên khoa học là Panax; có hàm lượng hoạt tính sinh học thấp, không có giá trị cao về dược liệu, nên tính thương mại không cao như sâm Ngọc Linh.

Với thông tin mà các nhà khoa học đưa ra, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần thông tin rộng rãi để người dân được biết về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị thương mại của sâm Langbiang thấp hơn nhiều so với sâm Ngọc Linh, không nên vào rừng khai thác sâm, lâm sản trái phép. Đồng thời có giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học loài sâm Langbiang để có thể khai thác ở một điều kiện, mức độ khác.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn