MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Lễ ký kết giữa Liên danh PVC - VSP và Enterprize Energy &RE Global Solution diễn ra hôm 13.12 tại thành phố Vũng Tàu. Ảnh: PV

PVC thực hiện dự án được đầu tư lên tới 3,5 tỉ USD

PV LDO | 15/12/2017 08:13

Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng mạnh mẽ tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Gần đây nhất là việc Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) ký kết thỏa thuận hợp tác dự án phát triển điện gió lên tới 3,5 tỉ USD.

Giá thành của năng lượng tái tạo đang có xu hướng giảm mạnh hơn nhiều so với dự đoán cách đây vài năm. Nắm bắt được xu hướng này, ngày 13.12, PVC (Liên danh cùng Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro - VSP) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện Dự án phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam với tổng công suất 1200MW và mức đầu tư lên tới 3,5 tỉ USD cùng Công ty Enterprize Energy (Singapore) &RE Global Solution (Singarpore).

Những bất cập trong việc sản xuất điện phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch đã thúc đẩy các doanh nghiệp như Liên danh PVC-VSP cần phải tìm ra một hướng đi mới khai thác hiệu quả tiềm năng tự nhiên, phát triển nguồn năng lượng sạch gìn giữ môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phụ thuộc vào điện than, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết bài toán việc làm, và ở khía cạnh nào đó là góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo quốc gia.

Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành RE solution - ông Leonard Yeo khẳng định tin tưởng vào năng lực của Liên danh tổng thầu PVC-VSP và mong muốn việc xúc tiến thực hiện các thủ tục cần thiết để triển khai Dự án thuận lợi và hiệu quả.

Ông Phạm Tất Thành - Giám đốc Cty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) – đơn vị được PVC ủy quyền thực hiện toàn bộ phần việc của PVC trong Liên danh nhà thầu PVC-VSP cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai dự án với tinh thần trách nhiệm cao nhất, đưa ra phương án thi công, chế tạo tối ưu nhất. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và quản lý, điều phối dự án tốt nhất để đảm bảo tuyệt đối an toàn, chất lượng theo thỏa thuận các bên đã đề ra.

Trước đó, hồi tháng 9.2017, Bộ Công Thương đã đề xuất tăng giá mua để  hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam. Dự án này tiếp tục đặt dấu mốc quan trọng trong việc khẳng định sự lên ngôi của các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Dự án cách đường bờ biển khoảng 30km. Sau giai đoạn một từ 2018 – 2021 sẽ đưa vào vận hành 600MW; Giai đoạn hai từ 2021 – 2023 sẽ đưa vào vận hành 600MW.

Liên danh PVC-VSP sẽ thực hiện dây chuyền chế tạo điện gió ngoài khơi (OWT), chế tạo các trạm biến áp ngoài khơi (OSS), vận chuyển và lắp đặt các trạm biến áp OSS ngoài khơi và lắp đặt các khối chân đế của OWT, cùng với việc hợp tác chế tạo các cột tháp và tuabin.

Tỉ trọng điện gió trong tổng lượng điện quốc gia hiện là 0,7% năm 2020 và đến 2030 là 2,4%; 80% là điện gió trong đất liền; trên biển là 20%.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn