MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Quét mỹ phẩm giả ra khỏi chợ mạng

Đức Mạnh LDO | 02/03/2023 09:56

Tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng dễ dàng được bán đến tay người tiêu dùng cho thấy các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Mạnh tay yêu cầu gỡ bỏ, thu hồi

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) từng phát hiện 3 sản phẩm mỹ phẩm nhãn ghi sản xuất tại Anh do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hải Dương chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép, tồn tại chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định và chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Cục Quản lý dược đã chuyển Cục Thương mại điện tử và kinh tế số để thông báo cho Công ty TNHH Shopee và các sàn giao dịch thương mại điện tử, yêu cầu ngừng kinh doanh, gỡ bỏ thông tin về các sản phẩm vi phạm này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng yêu cầu Shopee tiến hành thu hồi các sản phẩm đã bán cho khách hàng.

Theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Đoàn luật sư TP.Hà Nội, hiện nay hầu hết các sàn thương mại điện tử đều có quy định riêng về các loại hàng hóa được phép rao bán, trưng bày trên nền tảng giao dịch của mình. Tuy nhiên dù có các quy định cụ thể, chi tiết nhưng nếu để tình trạng hàng kém chất lượng, không có nhãn mác, nhãn phụ được bán đến tay người tiêu dùng thì các sàn họ vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

"Các sàn thương mại cần có các chính sách cũng như kiểm soát nghiêm ngặt hơn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được phép rao bán trên kênh của mình", ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngăn chặn mỹ phẩm giả không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân, tổ chức mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội và cộng đồng. Đồ hoạ: ĐỨC MẠNH

"Lưới" công nghệ vẫn có lỗ lọt

Nhận thức được vấn nạn này, một số sàn thương mại điện tử cũng đang nỗ lực để loại bỏ mỹ phẩm giả nói riêng và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nói chung. Tuy nhiên giải pháp hiện nay vẫn chưa đủ ngăn chặn triệt để.

Bà Trần Minh Ngọc - Giám đốc quản lý nội dung của Chợ Tốt  - nói rằng, tất cả những tin đăng bán sản phẩm không chính hãng với thông tin như hàng Replica, hàng rep 1:1, hàng F1, hàng fake cao cấp… đều được loại bỏ trong khâu duyệt tin. Ngoài ra, đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội chống hàng giả quốc tế (REACT) trong công tác chống hàng giả, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thường xuyên cập nhật thông tin hệ thống, nhanh chóng phát hiện, loại bỏ những tin sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng…

Theo đại diện sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, doanh nghiệp này đã có các công cụ như eKYC, có chứng minh thư nhưng vẫn phải chụp ảnh… để xác minh thông tin từ người bán. Đồng thời đề xuất các sàn nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng nhằm xác minh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa.

Bên cạnh đó, nhiều quy định thanh toán khắt khe cũng được áp dụng. Sendo quy định thanh toán của khách hàng sẽ được giữ lại trong ví Senpay của shop từ 3 - 7 ngày sau khi giao hàng thành công để phòng trường hợp khiếu nại chính xác thì sẽ hoàn đầy đủ cho khách.

Hay với Chợ Tốt, người mua có thể đặt cọc từ 10% hoặc thanh toán 100% giá trị món hàng trực tiếp cho người bán. Số tiền này sẽ được giữ an toàn bởi bên cung cấp dịch vụ thanh toán và chuyển cho người bán khi người mua nhận được hàng đúng như mô tả và không có khiếu nại.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn