MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sữa Nhật được bày bán nhưng không có hóa đơn lẻ. Ảnh: Cao Nguyên

Sau 1 tháng thực hiện xử phạt hàng xách tay không hóa đơn: Vẫn “vô tư” mua, bán

cao nguyên LDO | 06/11/2020 06:28

Mặc dù Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực gần 1 tháng nay (15.10.2020). Tuy nhiên, khảo sát trên các địa chỉ online, hoạt động buôn bán hàng xách tay vẫn đang diễn ra tấp nập giữa người bán và cả người mua.

Vẫn tấp nập hoạt động

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sẽ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Khảo sát tại một số hội nhóm chuyên bán hàng xách tay, không khó để người tiêu dùng có thể tìm mua các mặt hàng từ sữa bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… được nhập khẩu theo đường xách tay từ nước ngoài về. Hỏi mua sữa bột từ một địa chỉ cửa hàng bán online các mặt hàng sữa ngoại nhập trên mạng xã hội, chủ cửa hàng cho biết, bán đầy đủ các loại sữa ngoại như sữa Morinaga còn khoảng 320 nghìn đến 490 nghìn đồng/hộp tuỳ trọng lượng, hay sữa Meiji hộp 800 gram xách tay trực tiếp từ Nhật Bản loại cho trẻ dưới một tuổi có giá khoảng 470 nghìn đến 550 nghìn đồng/hộp, rẻ hơn hàng chính hãng đến cả trăm nghìn đồng.

Trong khi đó, theo ghi nhận của PV Lao Động tại một cửa hàng chuyên bán đồ Nhật ở đường Thành Thái (quận Cầu Giấy) khách vẫn ra vào tấp nập. Khi PV vào vai người đi mua sữa bột và hỏi có hóa đơn chứng từ không. Người bán hàng nói rằng “chỉ có hóa đơn tổng chứ không có hóa đơn lẻ. Nếu mua được thì mua không mua thì thôi”. Người này cũng trấn an rằng khách hàng yên tâm vì con cái của chị cũng uống loại này.

Một cửa hàng mỹ phẩm khác kín đáo hơn khi sử dụng ứng dụng “nhóm kín” trên facebook để kinh doanh. Tuy nhiên, khi được hỏi về hàng hóa, chủ cửa hàng này cho rằng không có hóa đơn lẻ, chỉ có hóa đơn tổng. Ngoài ra, chủ này cam kết là hàng chính hãng nhập khẩu từ nước ngoài về.

Mới đây, ngày 4.11, Đội QLTT số 3, Cục QLTT TPHCM phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) và Công an phường 3, quận 10, TPHCM tiến hành khám ba lô của ông Nguyễn Kim Na tại bãi giữ xe Cao ốc B Chung cư Ngô Gia Tự. Kết quả phát hiện, lực lượng chức năng phát hiện trong ba lô chứa 24 cái điện thoại di động iPhone còn nguyên seal chưa qua sử dụng. Ông Nguyễn Kim Na trình bày, số hàng trên thuộc sở hữu của ông Ngô Nguyễn Hoàng Vân. Có mặt và làm việc với Đoàn kiểm tra, ông Vân khẳng định là chủ sở hữu của toàn bộ số điện thoại chứa trong ba lô nêu trên. Số hàng này được lấy từ phòng 8.14, Cao ốc B Chung cư Ngô Gia Tự giao cho ông Nguyễn Kim Na để giao cho khách hàng thì bị kiểm tra. Tại đây, Đoàn kiểm tra phát hiện thêm 26 cái điện thoại di động iPhone, 9 cái Ipad (máy tính bảng) và 5 cái đồng hồ thông minh còn nguyên seal, chưa qua sử dụng là hàng ngoại nhập, không có hóa đơn, chứng từ đều do ông Ngô Nguyễn Hoàng Vân là chủ sở hữu.

Người bán “thờ ơ”, người mua vẫn mặc kệ

Không chỉ những người bán hàng mà ngay chính rất nhiều người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ khi được hỏi về Nghị định này. Điều này đã vô tình trở thành nguyên nhân thúc đẩy các hoạt động buôn bán hàng hóa xách tay trên các địa chỉ online vẫn diễn ra sôi động như hiện nay. Không chỉ dùng hàng xách tay cho mình mà mua cả cho con.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, cần phải siết chặt quản lý kinh doanh đối với hàng xách tay, hàng hóa không rõ nguồn gốc bởi nó gây thiệt đơn, thiệt kép cho nền kinh tế. Ông Thịnh đặt vấn đề hàng xách tay sao có nhiều thế, mua bán tràn lan suốt bao năm nay?

Theo quy định của hải quan, thực tế trong khâu quản lý của ngành hải quan không tồn tại khái niệm “hàng xách tay”...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn