MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sắm sửa cho Tết sớm sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí. Ảnh: Lương Hà

Tài chính thông minh: 4 sai lầm khiến tiền tiêu Tết không cánh mà bay

Đức Mạnh LDO | 16/01/2023 09:30

Với nhiều người, Tết là thời điểm cao điểm chi tiêu, thậm chí nhiều nhất năm. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp quản lý tài chính thông minh thì sẽ rất dễ rơi vào tình trạng cháy túi.

1. Vung tay quá trán

Việc ghi chép các khoản chi tiêu cẩn thận và cụ thể sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tiền bạc và tránh tình trạng "vung tay quá trán", thích gì mua đó.

Theo các chuyên gia từ chương trình Tài chính thông minh (laodong.vn), không cần phải tính quá kỹ nhưng bạn cũng nên áng chừng dành bao nhiêu tiền cho đào, quất, hoa, thịt cá, bánh chưng, bánh kẹo… từ đó cân đối hợp lý trong khoản còn lại. Đồng thời nên tránh tiêu xài theo đám đông, thấy bạn mua mình cũng mua theo. Như thế vừa gây lãng phí, vừa cắt lẹm ngân quỹ.

Sau khi xác định được giới hạn chi tiêu, bạn nên chia nhỏ thu nhập thành các khoản và dùng trong định mức cho phép. Điều này không những giúp tránh các khoản tiêu xài phung phí mà còn có thể tiết kiệm thêm cho những mục đích khác.

2. Cận Tết mới mua sắm

Chuyên gia tài chính cá nhân khuyến cáo nên hạn chế gần Tết mới bắt đầu mua bán. Điều này vừa không mua được hàng tốt, vừa tốn tiền thêm vì giá thành đắt đỏ.

Vì vậy, sắm sửa sớm sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí vận chuyển. Đặc biệt trong thời điểm cước phí giao hàng đang có xu hướng tăng cao, nhất là dịp cuối năm do vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát.

Nhiều gia đình đau đầu trong quản lý tài chính thông minh vào mỗi dịp Tết. Ảnh: Đinh Thiện 

2. Liên tục đi ăn hàng

Tâm lý tiện lợi đã khiến nhiều gia đình chọn rủ nhau ra ngoài ăn hàng vào những dịp lễ Tết này. Tuy nhiên khi đó, các cửa hàng, quán ăn, khu vui chơi thường tăng giá nhẹ so với ngày thường nên việc ăn uống, tiệc tùng bên ngoài liên tục sẽ gây tốn kém.

Để quản lý tài chính thông minh, tự nấu nướng ở nhà sẽ vừa tiết kiệm, vừa mang lại cảm giác ấm cúng. Tuy nhiên tiết kiệm không đồng nghĩa với hà tiện. Những thứ cần thiết phải mua thì vẫn chi tiền, còn những thứ không đáng thì nên cân nhắc có nên mở ví hay không.

3. Lì xì thả phanh

Lì xì chỉ là một nét văn hoá cổ truyền với kỳ vọng mang lại may mắn cho người nhận vào những ngày đầu Xuân. Không ai bắt buộc phải lì xì một số tiền nhất định. Số tiền chỉ là tượng trưng, quan trọng là thái độ vui vẻ, tình cảm ấm áp và những lời chúc dành cho nhau. Vì thế, bạn nên lựa theo ngân sách của gia đình để cân đối mừng tuổi cho từng đối tượng phù hợp nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và CTCP FIDT - Đầu tư và quản lý gia sản. Chuỗi video được phát sóng vào 19h tối thứ năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia tài chính uy tín hàng đầu cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Xem thêm các tin bài của chương trình Tài chính thông minh tại đây.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn