MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người Việt thường e ngại và có nhiều hiểu lầm do thừa kế là vấn đề liên quan đến các văn bản pháp lý. Đồ hoạ: Liêm Võ

Tài chính thông minh: Hiểu rõ về tỉ lệ nhận thừa kế và truất quyền thừa kế

Đức Mạnh LDO | 09/04/2023 10:47
Chúng ta đều biết có các hàng thừa kế khác nhau tùy theo mức độ gần gũi trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không nhiều người nắm được tỉ lệ quyền hưởng di sản trên các đối tượng này sẽ khác nhau như thế nào.

Tài sản riêng có nằm trong tài sản thừa kế hay không?

Rất nhiều người nghĩ rằng tài sản riêng của mình trong mối quan hệ hôn nhân thì sẽ không liên quan đến vợ hay chồng của mình trong vấn đề thừa kế nhưng dưới góc độ pháp luật, tài sản này vẫn được xem là một phần trong di sản thừa kế. 

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh, bà Trần Thị Mai Hân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - cho biết theo luật định hiện hành, di sản thừa kế bằng tài sản chung + tài sản riêng. Phổ biến nhất chúng ta có thể hiểu hai nhóm tài sản này như sau: 

Tỉ lệ được nhận theo hàng thừa kế

Theo bà Hân, thông thường chúng ta đều biết có các hàng thừa kế khác nhau tùy theo mức độ gần gũi trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không nhiều người nắm được tỉ lệ quyền hưởng di sản trên các đối tượng này sẽ khác nhau như thế nào.

Trong trường hợp không có di chúc, các hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm những đối tượng như sau: Đối với tỉ lệ thừa kế, trước tiên toàn bộ di sản thừa kế sẽ được chia đều cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ khi không còn đối tượng nào thuộc hàng thừa kế thứ nhất, phần di sản thừa kế mới được chia đều cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ hai. Và tương tự như vậy với hàng thừa kế thứ ba. 

Vậy nếu hàng thừa kế thứ nhất, dù chỉ còn một người thì toàn bộ di sản vẫn sẽ chuyển về người này mà không chia cho các hàng còn lại.

Truất quyền thừa kế - Ai có thể và ai không thể?

Đầu tiên cần nắm về di chúc bởi việc truất quyền thừa kế sẽ được thể hiện cụ thể trên di chúc. Cụ thể, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nói đơn giản hơn là thông qua di chúc, người ta có thể chỉ định người thừa kế hoặc truất quyền thừa kế (quyền hưởng di sản) của người thừa kế.

Tuy nhiên, sẽ có ba trường hợp chính vẫn nhận được thừa kế dù không có tên trong di chúc như sau: Con chưa thành niên; cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. 

Những người này dù bị truất quyền thừa kế trong di chúc nhưng họ sẽ vẫn được hưởng quyền di sản bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. 

Thế vị trong thừa kế là gì?

Thừa kế kế vị là trường hợp nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng mất trước cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản nếu còn sống.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được phối hợp thực hiện bởi Báo Lao Động và CTCP FIDT - Đầu tư và quản lý gia sản. Chuỗi video được phát sóng vào 19h tối thứ năm hàng tuần với sự tham gia của các chuyên gia tài chính uy tín hàng đầu cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Xem thêm các tin bài của chương trình Tài chính thông minh tại đây.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn