MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (bên phải) thăm và làm việc với doanh nghiệp dệt may để tìm hướng hỗ trợ xuất khẩu sau ảnh hưởng của dịch COVID -19. Ảnh: Ngân Vũ

Tái khởi động nền kinh tế, cần tiếp tục đẩy mạnh gỡ bỏ điều kiện kinh doanh

Khánh Vũ LDO | 06/05/2020 17:11

Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các doanh nghiệp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là thời điểm mà các bộ, ngành không chỉ hỗ trợ tức thời mà cần tiếp tục đẩy mạnh, làm ngay việc cắt bỏ các điều kiện không cần thiết.  

Cải cách thủ tục, tạo "cú hích" cho kinh doanh

Thực tế, Chính phủ và các bộ ngành đã có hàng loạt giải pháp cấp tốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh doanh, sản xuất. Trong đó, phải kể tới việc giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh.

Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí..; Hỗ trợ về thuế như gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp; Tạm dừng đóng BHXH 5. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn; Lùi thời điểm đóng phí công đoàn...  

Tuy nhiên, ngoài các giải pháp "cấp cứu" tức thời, nhiều chuyên gia kinh tế kiến nghị đây là thời điểm cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Đánh giá về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng những cải cách và mạnh dạn cắt giảm điều kiện kinh doanh của các bộ ngành thời gian vừa qua rất đang ghi nhận, đặc biệt là Bộ Công Thương bởi là đơn vị đa ngành, đa lĩnh vực, ước tính tạo ra 60-70% GDP của cả nước. Đây cũng là một trong những bộ ngành có những chính sách ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên số lượng các thủ tục, điều kiện kinh doanh còn tương đối lớn.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trước thời điểm năm 2016, toàn ngành Công Thương vẫn còn tồn tại khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh.  Sự cồng kềnh, chồng chéo này đã khiến doanh nghiệp như vào "ma trận", thực hiện theo văn bản này lại "đá" phải văn bản khác.

Nỗ lực cắt giảm các điều kiện kinh doanh là chủ trương xuyên suốt mà Bộ Công Thương được đánh giá đang đi đầu. Ảnh: Ngân Vũ

Cần tiếp tục cắt bỏ quy định không "trói chân" doanh nghiệp

Bộ Công Thương đã tiến hành một chương trình cải cách điều kiện kinh doanh rất bài bản: Rà soát đánh giá các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực của mình và lên phương án cải cách; ban hành quyết định về phương án cải cách các điều kiện kinh doanh và tiến hành nhiều cải cách thực chất.

“Bộ Công Thương là bộ về đích sớm mục tiêu cắt giảm và đơn giản hoá ít nhất 50% điều kiện kinh doanh hiện hành, đã ban hành nghị định đầu tiên về cải cách điều kiện kinh doanh trong năm 2018 (Nghị định 08/2018); trong đó một số nghị định ban hành được đánh giá cao như nghị định về kinh doanh gas, xuất khẩu gạo” – ông Đậu Anh Tuấn nêu ví dụ.

Ngược dòng thời gian trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, có thể thấy Bộ Công Thương là bộ chủ trì các đàm phán thương mại quốc tế và thời gian qua đã rất  thành công trong việc mở cửa thị trường cho hàng hoá Việt Nam ra các thị trường quan trọng của thế giới như ASEAN, CPTPP, EVFTA, Nhật Bản, Hàn Quốc…

“Bộ Công Thương được coi là bộ tích cực tham vấn doanh nghiệp nhất trong cải cách điều kiện kinh doanh, trong đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế… Đây là điểm tích cực để không chỉ Bộ Công Thương mà các bộ ngành khác càng phải đẩy mạnh việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh”- ông Đậu Anh Tuấn kiến nghị.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), mỗi một cải cách, tiến bộ dù là nhỏ cũng sẽ mang lại tác động lớn, trên diện rộng. Nếu giảm được 1 giờ cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, thì số thời gian của 700 nghìn doanh nghiệp cả nước tiết kiệm được là con số khổng lồ.

Do đó, việc cắt giảm các thủ tục hành chính cần được tiếp tục triển khai trong thời gian tới, tạo hành lang thông thoáng để doanh nghiệp phát huy lợi thế và được tạo đà bứt phá.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn