MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khởi động nền kinh tế, hàng hóa sản xuất ra phải được lưu thông. Ảnh: Khánh Vũ

Tái khởi động nền kinh tế, hàng loạt “điểm nghẽn” được khơi thông

Khánh Vũ LDO | 05/05/2020 19:30

Dịch bệnh COVID-19 về cơ bản đã được khống chế hiệu quả khi đến nay không có thêm ca mắc mới, thêm 11 người khỏi bệnh đã ra viện. Ngay lúc này cần khẩn trương bắt tay vào sản xuất, kinh doanh, khởi động nền kinh tế.

Hàng hóa làm ra cần phải được lưu thông

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, cả nước hiện đang chuyển sang một giai đoạn mới, phòng chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn; tiếp tục thực hiện mục tiêu kép bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, kiểm soát tốt dịch bệnh và tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội.

Trong thời gian tới, về những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, hiện nay cần đặt trong bối cảnh dịch bệnh và trong giai đoạn phục hồi kinh tế, hướng đến chủ thể là doanh nghiệp, địa phương và người dân thì cơ hội của EVFTA là gì, tác động như thế nào đến đời sống, kinh tế - xã hội. Từ việc xác định được chủ thể thì cơ chế, chính sách đòi hỏi phải có sự tương thích, gắn với tình hình thực tế.

Nhiều văn bản quan trọng đã được Bộ Công Thương ban hành chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ thực hiện để vừa phòng chống dịch bệnh, vừa tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng chung, trong đó phải kể đến những đề xuất mang tính quyết định như cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo; đề nghị cho phép xuất khẩu khẩu trang, xử lý nhanh và hiệu quả tình trạng ùn ứ xe nông sản tại các cửa khẩu...

Bộ Công Thương đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để xuất khẩu vải sang Nhật Bản trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Khánh Vũ

Bộ Công Thương cũng gửi Công thư của Bộ Công Thương tới Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề nghị thúc đẩy MAFF xem xét các biện pháp đặc biệt, sáng tạo trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung Nhật Bản – ASEAN về Sáng kiến phục hồi kinh tế ứng phó với dịch COVID-19. Sau một thời gian đàm phán, cuối cùng Nhật Bản đã đồng ý để Việt Nam xuất khẩu trở lại quả vải tươi trở lại.  

Được đánh giá là cơ quan đi đầu trong công tác cắt giảm mạnh mẽ số lượng các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh, trong bối cảnh các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ từ dịch COVID-19 càng cần được hỗ trợ nhiều hơn, đại diện Bộ Công Thương cho biết công tác cắt giảm các điều kiện kinh doanh là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo cần phải thực hiện.   

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc nhận định sự mong manh của các chuỗi cung ứng trước các cuộc chiến tranh thương mại, trước những chuyển động chính trị, kinh tế trên thế giới, trước dịch bệnh như COVID-19 hay những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu… đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tự động hoá và số hoá và trong tương lai.

Nâng cao chất lượng nhân lực là nhiệm vụ cấp bách. Ảnh: Khánh Vũ

“Nâng cao kỹ năng của người lao động và thực sự coi giáo dục quốc gia là quốc sách hàng đầu. Nhiệm vụ thực hiện 3 đột phá: Cải cách thể chế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển cơ sở hạ tầng đã được khẳng định trong đường lối của Đảng chưa bao giờ trở nên thôi thúc như hiện nay” – TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn