MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Hoạt chất thuốc diệt cỏ Glyphosate đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Tại sao thuốc diệt cỏ Glyphosate bị coi là gây ung thư chưa bị "khai tử"?

Kh.V LDO | 06/09/2018 18:49
Về hoạt chất glyphosate có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều quốc gia đề nghị loại bỏ khỏi danh mục được phép sử dụng. Cục Bảo vệ thực vật đang thu thập tài liệu, để tư vấn Bộ NNPTNT xem xét, quyết định.

Sáng 6.9, trao đổi với PV, ông` Hoàng Trung – Cục trưởng Cục BVTV nhấn mạnh: Muốn loại bỏ một hoạt chất BVTV, phải có bằng chứng khoa học chứng minh hoạt chất đó gây ung thư hoặc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường. Hiện nay, mặc dù một số tài liệu cho rằng Glyphosate là tác nhân gây ung thư, nhưng doanh nghiệp sản xuất hoạt chất Glyphosate cũng đưa ra những tài liệu để chứng minh, cho rằng Glyphosate không gây ung thư.

“Chúng tôi đã xây dựng cơ sở (dữ liệu khoa học-PV) khá chi tiết. Hiện nay có 36 nước-trong đó các nước khối EU được tính là 1 nước đều có ý kiến cấm Glyphosate. Cục BVTV đang chờ thêm bằng chứng, trong đó đặc biệt là phán quyết của phiên tòa phúc thẩm tại tòa án bang California trong thời gian tới làm căn cứ tham khảo để đưa ra ý kiến tư vấn Bộ NNPTNT quết định loại bỏ hay không hoạt chất Glyphosate khỏi danh mục được phép sử dụng. Tư vấn của chúng tôi trên tinh thần lấy sức khỏe của người dân làm trọng”- ông Hoàng Trung khẳng định.

Cục trưởng Hoàng Trung cũng cho rằng, trong những năm qua, lượng Glyphosate sử dụng ở Việt Nam rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc diệt trừ cỏ. Glyphosate đã bị cấm đăng ký mới từ năm 2015 kể từ khi EU đưa ra một số ý kiến gây tranh cãi về tính an toàn.

Theo Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung,  Fipronil, Glyphosate (năm 1994), Chlorpyrifos (năm 1996) là các hoạt chất đã được đăng ký sử dụng lâu dài tại Việt Nam, chiếm số lượng lớn, phổ phòng trừ rộng được đăng ký sử dụng trên nhiều loại cây trồng.

Fipronil và Chlorpyrifos đã được các tổ chức trong nước và quốc tế công bố có chỉ số kháng thuốc cao. Nhìn chung, việc loại bỏ các hoạt chất này không gây tác động tiêu cực đến việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV do các sản phẩm này có các giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả hơn.

Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ NNPTNT cũng đã loại bỏ 4 loại hóa chất khỏi danh mục hóa chất BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, gồm: Acephate, Diazinon, Thalathion, Zine phosphide.

Theo quy định, quyết định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký, việc nhập khẩu  các hóa chất BVTV có các hoạt chất trên sẽ bị chấm dứt. Các thuốc đã nhập khẩu về trước đó sẽ được phép sử dụng thêm 1 năm, sau đó các cơ quan nhập khẩu phải thu gom, tiêu hủy, không để thuốc tồn tại trên thị trường.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn