MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội đã đến từng ngõ, gõ từng nhà. Ảnh: Dung Nguyễn

Tạo điều kiện để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Anh Tuấn LDO | 25/12/2023 09:30

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân sẽ được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, đặc biệt là khi hết tuổi lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; người thân được nhận chế độ tử tuất khi chẳng may người tham gia bảo hiểm xã hội qua đời.

Từng làm việc ở một doanh nghiệp, được tham gia bảo hiểm xã hội suốt 10 năm, nhưng sau đó ông Hoàng Mạnh Tiến ở Hai Bà Trưng, Hà Nội đã quyết định nghỉ làm để ra kinh doanh tự do. Tuy nhiên, không muốn rút bảo hiểm xã hội một lần nên ông quyết định tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đến nay, ông Tiến đã đóng gần một năm, mỗi tháng trích từ thu nhập hơn 1 triệu đồng.

"Nếu như trước đây, chỉ có cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc người lao động có hợp đồng tại các doanh nghiệp mới được tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, thì nay nhờ có bảo hiểm xã hội tự nguyện, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây là khoản tích lũy để tuổi già có lương hưu, không phải phiền đến con cháu”, ông Chỉnh nói.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người tham gia được tự nguyện lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đây là chính sách ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tốc độ tăng Bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển người tham gia.

Tuy nhiên, cho đến nay tốc độ phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất chậm, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội toàn dân.

Đó là lý do, Báo Lao Động phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức toạ đàm: "Tạo điều kiện để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện" với sự tham dự của bà Khương Thị Kiều Oanh - Trưởng phòng Quản lý thu và Phát triển đối tượng tự đóng (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và Luật sư Nguyễn Thị Tình - Phó trưởng Văn phòng Tinh hoa Luật.

Năm 2018 (năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 28) toàn quốc có hơn 277 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đến hết tháng 3.2023, con số này đạt gần 1,5 triệu người, gấp 5,4 lần so với thời điểm năm 2018.

Tính đến ngày 30.11.2023, cả nước có hơn 17,523 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó, 16,015 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, 1,508 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn