MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà Trương Hạnh Linh - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Dịch vụ Tư vấn Rủi ro và ESG của KPMG. Ảnh: KPMG

“Tẩy xanh” dự án là rủi ro ngân hàng đang phải đối mặt

Lan Hương (thực hiện) LDO | 11/09/2023 13:42

Khi chưa có tiêu chuẩn xanh, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cho vay các dự án bị “tẩy xanh”. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về các sản phẩm phải thân thiện với môi trường, sức ép buộc doanh nghiệp phải đạt mục tiêu ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) ngày càng lớn. Không ít doanh nghiệp đã tự khoác vỏ bọc thân thiện môi trường hay còn gọi là “tẩy xanh” để lừa gạt.

PV Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trương Hạnh Linh - Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Dịch vụ Tư vấn Rủi ro và ESG của KPMG - về vấn đề này.

Thưa bà, hiện khuôn khổ pháp lý của tín dụng xanh còn thiếu, việc này ảnh hưởng như thế nào đến việc cho vay xanh của các ngân hàng?

- Tín dụng xanh được các ngân hàng đưa vào chiến lược trong kinh doanh xanh, liên kết bền vững. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng đều đang lúng túng. Việc chuẩn hoá thế nào là xanh đang là thách thức đối với các ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang phải tự thực hiện theo bài học kinh nghiệm thu được từ các đối tác. Nhưng vẫn rất cần chính sách chuẩn hoá từ cơ quan quản lý giúp ngân hàng đồng bộ hơn triển khai tín dụng xanh, có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn xanh từ quốc tế.

Thiếu danh mục dự án xanh đã khiến quá trình triển khai của các ngân hàng khó.

Điều khó nhất là các ngân hàng lúng túng khi xây dựng danh mục, các sản phẩm xanh, tiêu chuẩn đánh giá thế nào là dự án xanh. Tất cả đều chưa được chuẩn hoá, khiến các ngân hàng chưa thể đánh giá dự án xanh.

Thêm vào đó, khi chưa có tiêu chuẩn xanh, các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cho vay các dự án bị “tẩy xanh”.

Theo bà, giải pháp Việt Nam cần làm để thúc đẩy cho vay xanh là gì?

- Về mặt cơ chế, cần nhanh chóng xây dựng chính sách hướng dẫn từ cơ quan quản lý để phát triển danh mục xanh.

Về phía các ngân hàng, cần tự nâng cao năng lực, cần xây dựng cơ chế quản trị bền vững, xây dựng được chính sách về sản phẩm, hệ thống quản trị về môi trường xã hội, hệ thống quản trị rủi ro về môi trường, đưa ra cơ chế giám sát đảm bảo phát triển được sản phẩm ra thị trường không có rủi ro về “tẩy xanh”.

Hiện nay, dư nợ tín dụng xanh mới chỉ đạt được 4%, đây là con số khiêm tốn so với mục tiêu Chính phủ hướng tới Net Zero. Vậy làm thế nào để Việt Nam thu hút được vốn cho phát triển xanh?

- Chúng ta cần quay lại bài toán về cơ chế chính sách. Từ phía cơ quan quản lý cần có hướng dẫn, cơ chế thúc đẩy phát triển tín dụng xanh.

Từ phía doanh nghiệp cần có sự thay đổi về nhận thức, nâng cao năng lực, tích hợp các lộ trình trong chiến lược để tiếp cận các nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn