MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Toàn cảnh khách sạn Khách sạn JW Marriott Hà Nội. Ảnh: Bitexco.

Thanh tra Chính phủ “gọi tên” sai phạm tại loạt dự án của Tập đoàn Bitexco

Quang Dân LDO | 14/06/2023 06:03

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra số 2123/TB-TTCP về công tác quản lý nhà nước về du lịch. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội và dự án Nama Reort có liên quan đến Tập đoàn Bitexco.

Bitexco là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Khởi nghiệp từ Công ty Dệt Rạng Đông, sau đó đổi tên thành Công ty Dệt Bình Minh (năm 1985), đến năm 1993, Công ty Dệt Bình Minh đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh. Năm 2011, Công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, không ít dự án do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư vướng sai phạm, bị các cơ quan chức năng “chỉ mặt, điểm tên”.

Đơn cử, cuối năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra số 2123/TB-TTCP về công tác quản lý nhà nước về du lịch. Trong đó, chỉ ra nhiều sai phạm tại Khách sạn JW Marriott Hà Nội và dự án Nama Reort.

Cụ thể, đối với dự án Khách sạn JW Marriott Hà Nội do Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, thời điểm cấp Giấy chứng nhận nhà đầu tư lần đầu nhưng dự án chưa được HĐND thành phố thông qua.

UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định thu hồi đất cho Bitexco thuê để xây dựng Khách sạn JW Marriott Hà Nội, trong đó, diện tích khu khách sạn kết hợp khu sân vườn giảm 5.497m2, diện tích mặt nước tăng 5.224m2 là chưa đúng diện tích theo Quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia đã được Bộ Xây dựng phê duyệt.

Việc dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư theo danh mục kèm theo là không đúng quy định. Số tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp bổ sung là hơn 26 tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội báo cáo, đề nghị Bộ Xây dựng điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng Khách sạn JW Marriott Hà Nội để phù hợp với diện tích đất, diện tích mặt nước thực tế. Đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng của thành phố yêu cầu Tập đoàn Bitexco nộp bổ sung tiền thuê đất 26,2 tỉ đồng; xác định và thu tiền chậm nộp (nếu có) đảm bảo không thất thoát ngân sách nhà nước.

Tương tự, dự án Đầu tư khu nghỉ dưỡng Nama (Nama Reort) do nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Du lịch Kinh Thành (thành lập tháng 12.2014 với 2 cổ đông là Tập đoàn Bitexco và Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang) cũng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc góp vốn điều lệ của các cổ đông tại dự án Nama Resort không đúng thời hạn theo yêu cầu tại Quyết định 2773 ngày 30.11.2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, không đúng thời hạn quy định tại điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014.

Về thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, Thanh tra Chính phủ cho biết, ngày 12.7.2013, UBND TP Huế ra thông báo về chủ trương thu hồi đất để bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án này.

Ngày 13.4.2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế có Công văn số 345 nêu rõ dự Nama Reort không thuộc trường hợp được nhà nước thu hồi đất; nhà đầu tư phải thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, góp vốn hoặc thuê quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, ngày 13.5.2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành văn bản đồng ý nguyên tắc cho tiếp tục thực hiện dự án và áp dụng hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Huế hướng dẫn chủ đầu tư đăng ký nhu cầu sử dụng đất; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất hằng năm của TP Huế để có cơ sở cho tiếp tục thực hiện chuyển tiếp dự án theo quy định.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, về thực hiện các quy định về xây dựng, dự án nằm trong khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa được khởi công thực hiện, dự án đã bị chậm tiến độ tại Quyết định chủ trương đầu tư.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn