MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các chuyên gia kinh tế trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Đ.T

Tháo bỏ nút thắt tạo động lực tăng trưởng

Minh Hạnh LDO | 24/10/2017 16:21
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để tháo bỏ nút thắt và tạo động lực thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của năm 2018 và những năm tiếp theo.

Tại diễn đàn “Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực thúc đẩy đổi mới tăng trưởng” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức ngày 24.10, TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM cho rằng, muốn cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cần phải tháo bỏ ngay các vướng mắc, rào cản đang cản trở giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phải có giải pháp cải thiện hiệu quả đầu tư công.

“Để tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cần tháo bỏ ngay các vướng mắc, đẩy nhanh giải vốn đầu tư nhà nước ngay từ đầu năm, không thể để tiếp tục chậm trễ như 2 năm gần đây; tăng hiệu quả sử dụng vốn của DNNN và DN tư nhân trong nước”, ông Cung nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thời gian qua, tăng trưởng kinh tế có xu hướng phục hồi, sản lượng tiềm năng có xu hướng liên tục cải thiện. Cùng đó, lần đầu tiên các chỉ tiêu của Quốc hội đề ra đã được thực hiện - đây là việc quan trọng tạo sự ổn định, vững chắc của nền kinh tế, sự tăng trưởng đã bình ổn được thị trường theo kế hoạch đề ra.

Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta đạt được kế hoạch tăng trưởng cả nông nghiệp, công nghiệp và chế biến chế tác, dịch vụ và không phải dựa trên khai thác khoáng sản. Như vậy những yếu tố đó là tiến hiệu tốt của sự tăng trưởng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải tạo nền tảng bền vững để tiếp tục phát triển và cạnh tranh quốc tế. Cùng đó, các chuyên gia cũng cho rằng nhập siêu tăng không phải là vấn đề đáng lo vì đây là nhu cầu của thị trường. Thị trường lớn không thể tính theo ngày theo tháng. Điều đáng lo ngại là hiện nay việc xuất siêu vẫn đang tập trung vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài như LG, Samsung,… trong khi đó, nông nghiệp và công nghiệp chế tạo của chúng ta chỉ được khoảng 30%.

Cũng theo các chuyên gia, hiện chỉ số lạm phát tính theo tháng giảm thấp và có xu hướng ổn định so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tính theo năm lại liên tục giảm và mức ổn định rất thấp. Vì vậy cần xem xét giảm lãi suất huy động để cho vay cũng như thiết lập mặt bằng lãi suất mới cho phù hợp hơn.

Do đó, cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế vĩ mô. Chính thức tối đa thương mại tiểu ngạch qua biên giới, nhất là biên giới Việt – Trung và xây dựng kế hoạch và giải pháp đồng bộ để khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Nga… nhất là hàng nông sản và thực phẩm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn