MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐBQH Trần Hoàng Ngân đoàn đại biểu Tp. Hồ Chí Minh trao đổi thảo luận tại tổ ngày 24.10. Ảnh: Hải Nguyễn

Thảo luận KTXH 2017: Nhiều dự án ở địa phương đang thiếu vốn, chậm giải ngân

ĐT - XH LDO | 24/10/2017 12:29

Sáng nay, 24.10, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, các đoàn đại biểu thảo luận theo tổ. Tại Tổ Đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu đã thảo luận và đánh giá sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.

Đại biều Trần Hoàng Ngân cho rằng hồi đầu năm 2017 chúng ta còn nhiều lo ngại khó đạt mức tăng trưởng  6,7% nhưng báo cáo lần này của Chính phủ trước Quốc hội tôi thấy rất vui mừng. Đặc biệt là thông tin dự kiến hoàn thành được các chỉ tiêu. Từ 2008 đến giờ mới hoàn thành được cùng lúc tất cả các chỉ tiêu, 5 vượt và 8 đạt kế hoạch, đó là nỗ lực quyết tâm của Chính phủ và cả hệ thống chính trị.

Năm nay chúng ta hoàn thành mục tiêu kép, đa mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%, bội chi ngân sách được kiểm soát, lãi suất giảm, tỉ giá được đánh giá là ổn định, giữ được bội chi dưới 3,5% GDP. Đó là một bức tranh khả quan.  

Về năng lực cạnh tranh của các DN Việt: yếu tố đầu tư nhà nước giải ngân được rất cao, tăng 34% cùng kỳ, đóng góp đầu tư xã hội tăng lên. Song DN Việt vẫn cần hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh , thể hiện qua Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các chỉ số chưa rõ nét.

Theo tôi, chính phủ cũng cần kiểm soát một số rủi ro về tài chính như vốn hoá thị trường tài chính, chứng khoáng lên đến 93% GDP trong khi trước đây vài năm chỉ đạt 30% GDP. Trong đó có vốn hoá thị trường cổ phiếu và vốn hoá thị trường trái phiếu cộng lại. Điều đó cho thấy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cao tức là có nguy cơ tạo bất ổn thị tường ngoại hối.

ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh Trần Anh Tuấn. Ảnh: Hải Nguyễn

Đại biểu Trần Anh Tuấn đánh giá: xuất khẩu tăng cao nhưng phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI cho thấy còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Bởi doanh nghiệp FDI nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài là chủ yếu. Nền công nghiệp phụ trợ trong nước chưa đóng góp được nhiều vào hệ thống doanh nghiệp FDI nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Ngoài ra vấn đề về sức cầu cũng đáng phải bàn bởi thị trường bán lẻ của Việt Nam chưa phát triển, nhưng ngành bán lẻ các nước xâm nhập vào thị trường nội địa rất lớn. Các sản phẩm của Nhật, HQ, Thái Lan xâm nhập sâu vào các hệ thống siêu thị của chúng ta. Ngược lại, hệ thống bán lẻ của mình chưa xâm nhập ngược trở lại vào các nền kinh tế trong khu vực. Từ đó có thể đánh giá sức cầu của nền kinh tế từ những sản phẩm đưa từ ngoài vào còn nhiều, dẫn đến phát triển kém bền vững.

Trong khi vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 1,6 triệu tỉ. Vốn ngân sách gần 400 ngàn tỉ. Vốn ngân sách 9 tháng đầu năm tốc độ giải ngân 50%. Đến cuối năm giải ngân 84%. Vốn trái phiếu chính phủ giải ngân 34% thôi mà phải trả lãi trong khi chưa bố trí được kịp thời nguồn vốn này vào nền kinh tế. Nhiều dự án trọng điểm lớn của các địa phương đang thiếu vốn, nhiều dự án chưa có tiền giải ngân.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn