MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bà con tiểu thương trong trang phục áo đỏ tập trung trước cửa UBND quận Cầu Giấy để kêu cứu. Ảnh: LN.

Thêm thông tin bất ngờ vụ "tiểu thương chợ tạm Dịch Vọng Hậu kêu cứu"

Bảo Bảo LDO | 21/01/2019 17:21

Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu vốn chỉ là chợ tạm. Từ lâu, các tiểu thương đã được thông tin là chợ sẽ giải tỏa để phục vụ dự án. Vậy nhưng khi có lệnh thu hồi đất, nhiều bà con tiểu thương đã tràn ra đường kêu cứu. 

Dừng và giải tỏa chợ: Tiểu thương phản ứng

Như Lao Động đã thông tin trong bài viết Hà Nội: Sớm dừng và giải tỏa chợ đêm sinh viên, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quận này đang thực hiện giải phóng mặt bằng và sẽ sớm báo cáo Thành phố về lộ trình đóng cửa chợ nông sản Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là chợ sinh viên).

Những năm gần đây, Hà Nội quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Cầu Giấy là một trong những quận giải tỏa được số lượng chợ tạm nhiều nhất. Ảnh: TAN
Chợ Sinh viên (hay còn gọi là chợ nông sản Dịch Vọng Hậu)
Theo ghi nhận, hoạt động mua bán tại khu chợ này diễn ra tấp nập từ sáng đến đêm khuya. Vỉa hè cũng bị lấn chiếm hoàn toàn.

Trước thông tin này, trong nhiều ngày đầu tháng 1.2019, nhiều tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại chợ đã có hành động phản ứng. Cụ thể, hàng chục bà con trong đồng phục màu đỏ đã tập trung quanh khu vực UBND quận Cầu Giấy để... kêu cứu, đòi giữ chợ.

Tiếp xúc với các tiểu thương, được biết, nhiều người trong số họ đã gắn bó với chợ tạm gần 20 năm nay. Do vậy, khi ngày 19.11.2018 vừa qua, khi UBND quận Cầu Giấy ra thông báo thu hồi đất để xây dựng dự án đã khiến hàng nghìn tiểu thương ở chợ rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng, cho rằng việc dẹp bỏ chợ tạm là không hợp lý, đẩy tiểu thương ra đường. 

Cơ quan quản lý nói gì?

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Bùi Doãn Dũng - Trưởng Ban quản lý chợ Cầu Giấy cho biết, theo quyết định số 1306/QĐ-UB của UBND TP.Hà Nội ngày 01.08.2000, chợ Dịch Vọng Hậu ban đầu được mở ra để phục vụ tạm thời cho nhu cầu mua bán nông sản của người dân với thời hạn sử dụng đất là 5 năm.

Đến ngày 11.11.2008, UBNDTP tiếp tục có văn bản số 3072/UBND-KH&ĐT chấp thuận giao Tổng công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình hỗn hợp theo Quy hoạch tại ô đất có ký hiệu A1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy (diện tích khoảng 2,5ha, trong đó có một phần đất phía bắc là chợ tạm nông sản Dịch Vọng).

Như vậy, theo ông Dũng, ngay từ năm 2008, khu chợ này đã thuộc phạm vi Quy hoạch để đầu tư dự án.

Cũng Quyết định số 5058/QĐ-UBND của UBND TP về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, không có tên chợ Dịch Vọng Hậu trong danh sách.

Những cam kết rõ ràng về việc chấm dứt hợp đồng.

Năm 2010, UBND Quận Cầu Giấy đã có Thông báo số 75/TB-UBND về việc thu hồi ô đất ký hiệu A1 thuộc Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, trong đó Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu cũng nằm trong quy hoạch này.

"Trong quyết định của UBND TP.Hà Nội số 7585/QĐ-UBND năm 2017 về việc thành lập Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy, chợ này đã được chú thích rõ Chợ tạm Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu là ở trong tình trạng hoạt động tạm trong khi chưa thực hiện theo quy hoạch", ông Dũng thông tin.

Theo văn bản pháp luật hiện hành, Chủ sử dụng Chợ là BQL dự án Quận Cầu Giấy (Nay là BQL dự án đầu tư xây dựng Quận). Hiện Chợ đang chia nhỏ ra các Kiot để cho Tiểu thương thuê và hạn thuê đã kết thúc vào ngày 31.12.2018. Trong hợp đồng ghi rõ “Hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực pháp luật khi thời hạn thuê đã hết”.

Tức là sau 31.12.2018, Chợ đã không thể hoạt động và BQL Chợ Cầu Giấy có nhiệm vụ phải bàn giao đất lại cho thành phố để thành phố giao doanh nghiệp thực hiện dự án theo chủ trương chung đã được quyết sách từ lâu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn