MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Triển khai dự án “Vì sông Mekong không rác-Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở thành phố Cần Thơ”. Ảnh: H.A

Thí điểm dự án kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở thành phố Cần Thơ

Vũ Long LDO | 18/05/2022 17:06
Dự án “Vì sông Mekong không rác-Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở thành phố Cần Thơ” giúp giảm khoảng 300-400 nghìn tấn rác/năm.

Ngày 18.5, dự án “Vì sông Mekong không rác - Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở thành phố Cần Thơ” chính thức khởi động và được triển khai thực hiện tại Cồn Sơn và chợ nổi Cái Răng.

Dự án sẽ đóng góp cải thiện môi trường sống và bảo tồn hệ sinh thái bằng việc giảm khoảng 300 – 400 tấn rác thải mỗi năm trên sông Mê Kông và trực tiếp giúp đỡ cuộc sống của hơn 150 nghìn người (15 cộng đồng) sinh sống tại 2 quận Bình Thủy và Cái Răng - nơi dự án sẽ triển khai.

Ngoài ra, đây cũng là dự án chủ đạo của “Hợp tác công - tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa” mà Công ty TNHH Dow Chemical Vietnam cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các công ty khác thành lập vào năm 2020.

Theo bà Cao Thị Minh Thảo - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Cần Thơ, dự án sẽ được triển khai thực hiện tại cồn Sơn và chợ nổi Cái Răng, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu rác thải từ sông ra biển và tạo sự thay đổi hành vi trong quản lý rác thải của cộng đồng địa phương; tăng cường hoạt động thu gom, phân loại rác thải, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Các hoạt động của dự án sẽ góp phần giúp TP.Cần Thơ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng, cải thiện chất lượng môi trường ở khu vực chợ nổi Cái Răng, Cồn Sơn, một trong những điểm nhấn du lịch của thành phố xinh đẹp này.

Tại lễ khởi công, ông Ekkasit Lakkananithiphan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dow Chemical Vietnam bày tỏ sự tin tưởng dự án là sự thực hành tốt nhất để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), đóng góp vào mục tiêu của Chính phủ Việt Nam giảm lần lượt 50% và 75% chất thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 2030 trong Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn