MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có kịch bản khởi sắc cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn nửa cuối năm 2023. Ảnh: Gia Miêu

Thị trường chứng khoán sẽ có gam màu sáng ở giai đoạn nửa cuối năm 2023

Gia Miêu LDO | 26/01/2023 16:12
Thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều cơ hội khi đang ở vùng giá hấp dẫn so với lịch sử và nhiều cơ hội đầu tư dài hạn được mở ra.

Có thể nói, 2022 ghi dấu một năm đầy biến động của TTCK Việt Nam với VN-Index lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.500 điểm, nhưng cũng có thời điểm uống dưới 900 điểm - mức thấp nhất trong hai năm qua. 2022 đã trở thành năm có số phiên VN-Index tăng, giảm từ 2% trở lên nhiều nhất kể từ năm 2009. Hiện nay, đang có nhiều kịch bản được các công ty chứng khoán (CTCK) đưa ra cho diễn biến của thị trường trong năm 2023, và có thể thấy tâm lý thận trọng đang chiếm tỷ lệ khá cao khi thị trường chứng khoán được cho rằng sẽ đối mặt với quá nhiều thách thức. 

Một trong những rủi ro chính là sự không chắc chắn về chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ do ảnh hưởng của lạm phát. Lạm phát cao và kéo dài hơn dự kiến có thể khiến cho Fed tiếp tục nâng lãi suất một cách mạnh mẽ, buộc các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tăng lãi suất, qua đó ảnh hưởng tới mức P/E mục tiêu, một chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu.
Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính, do đó tác động đáng kể đến tâm lý thị trường tài chính nói chung cũng như TTCK nói riêng và cuối cùng đẩy định giá thị trường  xuống mức thấp hơn so với kỳ vọng. 

Dòng tiền cá nhân vẫn để ở công ty chứng khoán tương đối lớn. Ảnh: Bảo Chương 

Tuy nhiên, với việc lượng tiền chờ mua chứng khoán vẫn ở mức cao khi số dư tiền gửi của nhà đầu tư để tại các công ty chứng khoán cuối quý 3. 2022 vào khoảng hơn 70.000 tỉ đồng, tăng nhẹ so với quý trước. Quý 4, số dư tiền mặt tăng và số dư cho vay ký quỹ tăng lên. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng gần 30.000 tỉ đồng trong năm 2022 khi định giá Việt Nam về mức hấp dẫn so với khu vực. Có thể thấy, dòng tiền cá nhân vẫn để ở công ty chứng khoán tương đối lớn. Bên cạnh đó, thanh khoản cũng tăng lên, số người mua và người bán tăng lên cho thấy có thể có một lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Đây là tín hiệu tích cực bởi nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi cơ hội để quay trở lại thị trường nếu bối cảnh vĩ mô có dấu hiệu tích cực hơn trong năm 2023. 

Chính từ những phân tích đó, đã có nhiều kịch bản khá tươi sáng cho thị trường trong giai đoạn nửa cuối năm 2023 được các CTCK đưa ra. Trong báo cáo Chiến lược Đầu tư cổ phiếu năm 2023, Agriseco dự báo, VN-Index sẽ hồi phục lên mức 1.100 - 1.200 điểm vào giai đoạn cuối năm 2023 trên cơ sở: lợi nhuận toàn thị trường có thể không tăng trưởng và P/E hợp lý 11 - 12 lần. Bên cạnh đó, những áp lực từ vĩ mô thế giới cũng như trong nước có thể giảm dần trong nửa cuối năm 2023. 

CTCK VnDirect cũng đưa ra dự báo Vn-Index sẽ quay trở lại mức 1.300-1.350 điểm trên cơ sở lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết tăng 14$ và định giá P/E là từ 12-12,5 lần. Rủi ro chủ yếu là thị trường vẫn lạm phát không thể giảm xuống mức đủ để các Ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngược lại, thị trường sẽ khởi sắc hơn khi các chính sách tháo gỡ cho trái phiếu doanh nghiệp được thực thi quyết liệt hay Việt Nam được nâng hạng sớm hơn dự kiến. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn