MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ngân hàng xác định rõ vai trò quan trọng trong việc xanh hoá dòng vốn đầu tư. Ảnh: YC

Thiết lập khung pháp lý về tiêu chuẩn “xanh” để giải ngân dòng vốn đầu tư

Tuyết Lan LDO | 22/09/2023 14:59

"Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường và chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân. Chính vì vậy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Ngành ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững” - ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - khẳng định trong tọa đàm “Trao đổi về xanh hóa ngành ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kinh tế carbon tại Việt Nam”.

“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Cụ thể, tại tọa đàm “Trao đổi về xanh hóa ngành ngân hàng - Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kinh tế carbon tại Việt Nam”, ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết Việt Nam đã có những hành động nhanh, kịp thời để triển khai cam kết bằng việc ban hành khung chính sách tăng trưởng xanh, như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050; Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; ban hành Luật Bảo vệ môi trường (2020) tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy các công cụ kinh tế thực hiện tăng trưởng xanh.

“Là kênh cung ứng tài chính quan trọng của nền kinh tế, ngành ngân hàng luôn xác định vai trò, trách nhiệm trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững” - ông Hà cho khẳng định.

Minh chứng cho điều này, ông Phan Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết: "Việc triển khai cho vay các dự án xanh tại BIDV diễn ra từ khá sớm, đặc biệt là các dự án liên quan đến năng lượng tái tạo. Cách đây 10 năm, BIDV đã tập trung đầu tư vào các dự án điện gió và điện mặt trời. BIDV đã đưa chiến lược tăng trưởng xanh vào trong chiến lược kinh doanh. Đồng thời, để cụ thể hoá tài trợ dự án xanh, BIDV đã ban hành nhiều khung quản lý và quy định” - ông Hải cho biết.

Định nghĩa rõ ràng thế nào là “xanh”

Thời gian qua, VPBank cũng đang triển khai tài trợ cho các dự án xanh từ khá sớm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn vốn xanh của ngân hàng đang tập trung vào các doanh nghiệp có dự án tiết kiệm năng lượng. Theo bà Võ Hằng Phương - Giám đốc khối Thị trường Tài chính và Ngân hàng giao dịch VPBank cho biết, tổng vốn tài trợ cho các dự án xanh tại VPBank đạt khoảng 500 triệu USD. Ngoài ra, VPBank cũng đang có nhiều cơ hội để huy động các dòng vốn quốc tế cho các dự án xanh tại Việt Nam.

“Thực tế, do các quy định hành lang pháp lý đối với tín dụng xanh vẫn còn thiếu và đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên VPBank gặp nhiều khó khăn khi triển khai cho vay các dự án xanh. Để tháo gỡ khó khăn, qua đó giúp VPBank cũng như các ngân hàng khác phát triển mạnh mẽ tín dụng xanh, bà Võ Phương Hằng đề nghị, Chính phủ, NHNN, các cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cũng như ban hành định nghĩa thế nào là “xanh”, để các ngân hàng có thể áp dụng cho vay các dự án xanh” - bà Phương cho hay.

Chia sẻ kinh nghiệm về triển khai tín dụng xanh, ông Kamonphan Laksana - Giám đốc Phát triển bền vững Ngân hàng TMBThanachart Thái Lan cho biết sẽ gặp nhiều khó khăn.

"Để hướng tới xanh hoá ngành ngân hàng, ngoài quy định pháp lý đầy thủ thì các ngân hàng cũng cần sự thống nhất từ trên xuống dưới trong việc xây dựng chiến lược xanh. Định hướng rõ ràng từ hội đồng quản trị, cũng như sự ủng hộ từ các lãnh đạo cấp trung gian sẽ rất quan trọng để các ngân hàng có thể triển khai thành công các chiến lược xanh" - đại diện TMBThanachart Thái Lan cho hay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn