MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các siêu thị cũng đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Ảnh: Vũ Long

Tìm đầu ra cho hàng trăm nghìn tấn nông sản trong dịch bệnh COVID-19

Vũ Long LDO | 11/08/2021 19:30

Ngành nông nghiệp và công thương phối hợp tìm đầu ra cho hàng trăm nghìn tấn nông sản đang thu hoạch chính vụ cần thị trường tiêu thụ.

Sản lượng nông sản khổng lồ dồn dập đến kỳ thu hoạch

Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 căng thẳng vừa qua, cùng với sự phối hợp của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang quyết liệt vào cuộc để tiêu thụ nông sản cho nông dân trong khu vực.

Theo ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, chỉ riêng trong tháng 8.2021, toàn tỉnh có 102 nghìn tấn trái cây các loại; 35 nghìn tấn rau màu các loại; 20,668 tấn thủy hải sản cần phải thu hoạch.

"Từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có trên 466 nghìn tấn trái cây các loại; 309,4 nghìn tấn rau màu các loại; 80 nghìn tấn thủy hải sản các loại sẽ thu hoạch" - ông Thậm thông tin thêm.

Theo bà Châu Thị Lệ - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, trong tháng 8.2021, sản lượng thanh long đến ngày thu hoạch rất lớn, lên đến 15 nghìn tấn, trong khi đó dịch bệnh COVID-19 gây đứt gãy nguồn cung, thương lái từ các vùng khác không thể về Long An thu hái như thời gian trước dịch.

Tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp) là địa phương có sản lượng và diện tích trồng nhãn lớn nhất tỉnh với sản lượng dự kiến khoảng 4 nghìn tấn cũng đang vào vụ thu hoạch.

Tỉnh Sóc Trăng cũng có 24.443 tấn nhãn bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 và kéo dài đến cuối năm với sản lượng trên 4 nghìn tấn/tháng. Bên cạnh đó, Sóc Trăng còn có trên 15.370 tấn bưởi, sản lượng thu hoạch trung bình khoảng 1.500 tấn/tháng; 15.800 tấn cam sành và 20.500 tấn chanh được thu hoạch từ nay đến cối năm; 4.600 tấn vú sữa dự kiến sẽ tập trung thu hoạch vào 2 tháng cuối năm; 15.535 tấn xoài sẽ được thu hoạch vào tháng 11 và 12...

Cùng với các loại rau màu, trái cây, sản lượng lúa tại ĐBSCL cũng rất lớn, cần thu hoạch. Tại tỉnh Đồng Tháp, dự kiến trong tháng 8.2021 sẽ thu hoạch khoảng 27.300ha lúa hè thu và thu đông, sản lượng thu hoạch khoảng gần 169.800 tấn. Dự kiến trong tháng 9.2021, Đồng Tháp sẽ sẽ thu hoạch 68.350ha lúa, sản lượng thu hoạch khoảng gần 392.900 tấn.

Tại An Giang, hiện đã thu hoạch được 126.133ha trên tổng số 228.479ha vụ hè thu, dự kiến phần diện tích còn lại hơn 102 nghìn hecta với trên 584 nghìn tấn sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8.2021.

Tăng cường xúc tiến thương mại điện tử để xuất khẩu

Theo Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương, hiện 2 bộ đang nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hướng tiêu thụ nông sản cho các tỉnh.

Từ nay đến cuối năm, sản lượng lúa cần thu hoạch rất lớn. Ảnh: Ng.Anh Tuấn

Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), hiện tại Tổ Công tác 970 của bộ đã kết nối được 1.144 đầu mối cung ứng, tiêu thụ nông sản. Đáng chú ý, có 72 cơ quan nhà nước, 20 đơn vị khác từ trưởng ấp đến thương lái cũng tham gia vào mạng lưới này, nhằm cung ứng nông sản đến các chợ, điểm bán hàng, siêu thị trên cả nước, không để đứt gãy nguồn cung.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Công Thương đã tiến hành các phiên giao thương kết nối doanh nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng nông sản, thủy sản của khu vực Nam bộ, Tây Nguyên với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu trong nước, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử và nhà nhập khẩu nước ngoài để tìm đầu ra cho nông sản. Tại phiên giao thương thủy sản Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Châu)”, 19 nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu (Trung Quốc) đã giao dịch với 30 doanh nghiệp nông sản Việt Nam. Bên 30 công ty thủy sản Việt Nam khác cùng tham dự để nắm thông tin nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, ngày 10.8, phiên giao thương B2B (thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (Business) với doanh nghiệp (Business) – PV) đã kết nối hơn 90 doanh nghiệp Việt Nam với 20 doanh nghiệp nhập khẩu đến từ nhiều quốc gia như (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, UAE (Châu Á), CH Séc, Đức, Rumani (Châu Âu); Senegal, Algerie (Châu Phi); New Zealand.

Đồng thời, phiên tư vấn trực tuyến xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Hà Lan và đã thu hút trên 100 doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản Việt Nam tham dự.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn