MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các siêu thị, các sàn thương mại điện tử sẵn sàng hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Ảnh: Tấn Thanh

Tìm đầu ra, kiên quyết không để nông sản bị ùn ứ do tắc nguồn cung

Vũ Long LDO | 21/07/2021 08:50

Nhiều loại nông sản có sản lượng lớn đang cho thu hoạch, cần giải quyết khó khăn về đầu ra do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sản lượng lúa và trái cây tăng, đầu ra gặp khó

Hiện nay, nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch vụ hè thu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam. Vụ hè thu, tỉnh An Giang gieo trồng trên 228.400ha, trong đó có 70.900ha sẽ cho thu hoạch trong tháng 7. Tháng 8 sẽ thu hoạch 105.420ha và tháng 9 sẽ thu hoạch diện tích còn lại với khoảng 32.972ha. Tổng sản lượng lúa cần tiêu thụ khoảng 1,4 triệu tấn.

Ông Nguyễn Văn Tâm (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), cho biết, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh COVID19, nên các thương lái khó vào ruộng mua lúa như kế hoạch.

“Tôi có gần 3ha lúa hè thu, dự kiến thu hoạch đầu tuần tới nhưng thương lái cho biết đang phải giãn cách, khó đi lại. Trên thị trường, giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm 200.300 đồng/kg, năng suất năm nay lại thấp hơn năm ngoái nên người trồng lúa cũng kém vui” – ông Nguyễn Văn Tâm bày tỏ.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT ) tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa hè thu toàn tỉnh có trên 187.200ha đang vào vụ thu hoạch, tập trung tại các địa phương như: Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Lấp Vò, Hồng Ngự... Việc tiêu thụ lúa hè thu và nông sản năm nay cũng gặp khó khăn do giãn cách xã hội, nhiều thương lái không thể trực tiếp đến thu mua lúa, thị trường lúa gạo cũng đang ở giai đoạn giao dịch kém sôi động vì nguồn cung dồi dào.

Bên cạnh lúa, gạo, việc thu hái, tiêu thụ các loại trái cây cũng đang gặp nhiều khó khăn. Tại các tỉnh như Hậu Giang, Tiền Giang... giá xoài đang giảm mạnh so với năm ngoái. Cụ thể, nếu như trước đây giá xoài giống Đài Loan xuất khẩu được bán với giá 15.000- 0.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg (giá hại tại vườn), nhưng mức tiêu thụ cũng rất chậm.

Ở khu vực phía Bắc, một số loại trái cây đặc sản như nhãn lồng Hưng Yên, na Chi Lăng (Lạng Sơn) bắt đầu cho thu hoạch. Năm 2021, sản lượng na Chi Lăng tăng lên khoảng 240 nghìn tấn, tăng 30 nghìn tấn so với vụ na năm 2020. Tỉnh Sơn La hiện có trên 19.000ha nhãn, sản lượng dự kiến năm 2021 đạt 112.000 tấn. Bên cạnh đó, nhiều loại trái cây khác của các vùng Mộc Châu (Sơn La), Bắc Giang, Hòa Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long... dự báo cũng cho thu hoạch lớn, nhưng đầu ra dự báo nhiều khó khăn..

"Số hóa" thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Để chủ động xử lý vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân trong dịch bệnh COVID-19, 2 bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và Công Thương đã họp bàn, thống nhất để Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc hai bộ nhằm phối hợp triển khai chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.

Hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa trong dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Bộ Công Thương cũng đã thành lập Tổ công tác tiền phương về đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam. Đặc biệt, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ nông dân bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, thực hiện xúc tiến thương mại đối với quả nhãn trên nền tảng số, đã có gần 200 cuộc giao thương được diễn ra giữa gần 30 doanh nghiệp Việt Nam từ các tỉnh, thành phố như An Giang, Bến Tre, Bình Dương, Đồng Tháp, Hà Nội, TPHCM, Hưng Yên, Sơn La, Tiền Giang… với gần 70 nhà nhập khẩu nước ngoài đến từ Đức, Hà Lan, Mỹ, Indonesia, Malaysia, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…

Các địa phương cũng đẩy mạnh chào bán nông sản qua các sàn thương mại. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp cho biết, sở đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiêu thụ nông sản trên nền tảng số...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn