MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Số lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU không tăng trong 4 tháng qua. Ảnh: Vũ Long

Tìm “điểm nghẽn” khiến xuất khẩu nông sản sang Châu Âu giảm tốc

Vũ Long LDO | 19/05/2021 16:54

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Mỹ tăng tới 56,7%, Châu Đại Dương tăng 29,2%, Châu Á tăng 18,2%... nhưng xuất khẩu sang Châu Âu “giẫm chân tại chỗ”.

Xuất khẩu sang EU không tăng

Lý giải về nguyên nhân xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam sang Châu Âu (EU) chỉ bằng số lương của năm 2020 (đạt 1,2 tỉ USD), dù Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA) đã được thực thi, Hiệp định thương mại tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA) đã được thực thi, TS Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), cho biết:

Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đang được hưởng lợi từ các Hiệp định nêu trên với mức thuế suất xuất khẩu bằng 0 hoặc giảm rất sâu, nhưng xuất khẩu các mặt hàng này sang EU vẫn không tăng. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, còn nguyên nhân do những quy định kỹ thuật mới được áp dụng tại EU. Do đó, xuất khẩu sang EU không có sự bứt phá, đặc biệt là từ tháng 4.2021 đến nay.

Theo Bộ NNPTNT, trong 4 tháng đầu năm 2021 (số liệu tháng 5.2021 chưa được cập nhật), tổng giá trị xuất khẩu đạt 7,15 tỉ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Châu Mỹ tăng cao nhất: 56,7%, Châu Đại Dương: Tăng 29,2%, Châu Á tăng 18,2%, Châu Phi tăng 11,8%, nhưng xuất khẩu sang Châu Âu chỉ bằng với cùng kỳ năm 2020 (đạt 1,72 tỉ USD).

EU thay đổi hàng loạt quy định nhập khẩu

Nguyễn Quốc Toản dẫn giải: EU đã thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu, với Quy định mới EU 2020/2236, có hiệu lực từ ngày 21.4.2021.

Nếu như trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.

Tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt. Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể.

Từ sau ngày 21.4.2021 sẽ được thực hiện theo quy định mới, sản phẩm nhập khẩu các sản phẩm nêu trên sẽ không còn dựa trên tỉ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật, mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.

Công cụ thông tin ghi nhãn thực phẩm mới trên toàn EU FLIS (Food Labelling Information System) là một công cụ thông tin ghi nhãn thực phẩm mới trên toàn EU. Hiện nay, phiên bản đầu tiên đang có trên trang web của Ủy ban châu Âu, chứa các quy tắc chung của EU về ghi nhãn thực phẩm đối với từng loại hàng hóa.

Xuất khẩu cà phê giảm tốc trong 4 tháng qua. Ảnh: Vũ Long

Dự kiến trong phiên bản tiếp theo, công cụ này sẽ được bổ sung các quy tắc ghi nhãn quốc gia bắt buộc áp dụng cụ thể cho các quốc gia thành viên khác nhau của EU.

Trước đó, EU cũng áp dụng quy định mới từ ngày 1.4.2021, thực phẩm vượt quá giới hạn tối đa chất béo chuyển hóa sẽ không được bán trên thị trường EU (quy định mới giới hạn hàm lượng chất béo chuyển hóa, trừ chất béo chuyển hóa tự nhiên trong động vật, trong thực phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng và thực phẩm dùng để cung cấp cho cơ sở bán lẻ), không được vượt quá 2 gam trên 100 gam chất béo...

“Thị trường EU đưa ra nhiều quy định mới trong hàng rào kỹ thuật nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp cập nhật và cũng chưa kịp thay đổi để đáp ứng” – TS Nguyễn Quốc Toản thông tin.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn