MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm gần 1/5 GDP toàn cầu.

Tổng thống Trump “tung đòn”, liệu dòng tiền còn chảy vào Trung Quốc?

L.H LDO | 24/05/2019 14:26

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chiếm gần 1/5 GDP toàn cầu. Mặc dù vai trò quan trọng của quốc gia này đối với kinh tế thế giới, thị trường vốn của Trung Quốc đại lục không quen thuộc với nhiều nhà đầu tư.

Thị trường vốn của Trung Quốc vẫn còn hẹp với nhà đầu tư nước ngoài

Báo cáo mới nhất của RongViet Securities cho biết, MSCI thông báo sẽ tăng tỉ trọng các chứng khoán trong MSCI China A Inclusion Index lên 4 lần trong Global Standard Indices, thông qua nâng hệ số từ mức 5% lên 20%. Điều đó đồng nghĩa gần 80% chứng khoán trong rổ MSCI China A Inclusion Index vẫn chưa được thêm vào.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đang là điểm nóng toàn cầu. 

Trong thập kỷ qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào các công ty Trung Quốc phần lớn thông qua chứng chỉ tín thác Mỹ (ADRs) và sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Trong khi đó, A-shares vẫn là một trong những thị trường biến động do bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ (chiếm gần 85% giao dịch) như trường hợp ở Việt Nam, nơi các nhà đầu tư có các lựa chọn hạn chế và ưa thích chọn cổ phiếu hơn chọn các quỹ quản lý chuyên nghiệp.

Hơn 10 ngàn tỉ USD tài sản được giao dịch theo các chỉ số của MSCI và các nhà quản lý tiền (thụ động) rõ ràng sẽ mua bất cứ thứ gì trong rổ chỉ số, đặc biệt nếu nó có tỉ trọng đáng kể. Bất kể tỉ trọng chính xác là bao nhiêu, các quản lý EM không còn có thể bỏ qua Trung Quốc.

Tỉ lệ sở hữu nước ngoài với cổ phiếu A shares ít hơn 5% do đó còn nhiều room ngoại. Vốn hóa thị trường Trung Quốc/ GDP là 71% so với mức 165% của Mỹ, 106% của Nhật Bản và 88% của cả Hàn Quốc và Ấn Độ ( theo CEIC). Những nhà quản lý tài sản cũng có thể quan tâm đến thị trường tài sản thu nhập cố định, Trung Quốc đang đứng thứ 3 ở mức hơn 12 ngàn tỉ USD, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.  

Tỉ lệ sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ Trung Quốc chưa đến 10%. Đây là mức thấp so với gần 40% của Indonesia. Trong Chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate, Trung Quốc chỉ chiếm 1,2% tỉ trọng, thấp hơn Hà Lan (đứng đầu: Mỹ 39,5%, Nhật Bản 17%, Pháp 6,1% và Đức 5,2%).

Trung Quốc muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD

Ngoài ra, các nhà kinh tế tại Trung Quốc không còn muốn phụ thuộc vào USD và quyết tâm biến Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế quyết định thêm Nhân dân tệ vào rổ SDR có hiệu lực vào tháng 10.2016 (hiện tại, đồng USD chiếm 42%, EUR 31%, Nhân dân tệ 11%, Yên Nhật 8%, Bảng Anh 8%).

Trung Quốc không còn muốn phụ thuộc vào USD và quyết tâm biến Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ quốc tế.

Theo RongViet Securities, chúng ta đang ở trong thời đại của chủ nghĩa dân tộc và không có nhà lãnh đạo nào làm được điều này tốt hơn ông Tập. Việc bãi bỏ quy định thêm về thị trường vốn nằm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh. Với mỗi lần mở cửa thị trường (lao động, sản xuất, bất động sản), Trung Quốc đều đã chứng kiến sự tăng trưởng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn