MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới

Trung Quốc vẫn là thị trường lý tưởng của Việt Nam

Phạm Dung LDO | 04/12/2018 12:01
Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, Việt Nam muốn phát triển thì phải chơi sâu với những nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc. 

Trung Quốc là thị trường tiềm năng

 Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2018

Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2018 diễn ra sáng 4.12, đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, ông PGS. TS Vũ Minh Khương, Đại học Lý Quang Diệu, Singapore, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định toàn thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính cách mạng.

Sự va đập giữa các cường quốc sẽ tạo ra trật tự thế giới mới. Nổi lên trong thời gian tới sẽ là các quốc gia có 3 đặc điểm sau: thứ nhất có khát vọng vươn lớn; thứ 2 độ tổn thương cao, không đổi mới sẽ sụp đổ; thứ 3 năng lực quản lý và thiết kế chiến lược cho tương lai. 

"Việt Nam đều có 3 yếu tố này rất rõ ràng", ông Khương đánh giá. 

Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, hội nhập của Việt Nam với thế giới nhanh hơn hội nhập của Việt Nam với ASEAN.

"Việt Nam đang trở thành trụ cột, động lực hội nhập quốc tế của ASEAN", ông Khương cho biết.

Đặc biệt, thời gian gần đây, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh. Ông Khương đánh giá đây là một tín hiệu đáng mừng.

"Chúng ta phải tiếp tục thâm nhập sâu hơn thị trường này. Khi Trung Quốc tôn trọng luật chơi với thế giới, đây sẽ là thị trường lý tưởng của Việt Nam. 

Năm 2017, tỷ trọng tại 5 thị trường lớn chiếm gần 70% xuất khẩu Việt Nam. Chúng ta cần bỏ thời gian để nghiên cứu. Một quốc gia muốn tiến nhanh phải gắn sâu với các quốc gia phát triển và phải chơi cuộc chơi của họ. Năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển."

Việt Nam phải làm thế giới ngạc nhiên

Ông PGS. TS Vũ Minh Khương, Đại học Lý Quang Diệu, Singapore 

TS Vũ Minh Khương cho rằng, chúng ta phải định vị Việt Nam xứng đáng hơn, "đứng ở hàng đầu của dòng chảy thời đại".

Trong bài toán chiến lược, Việt Nam cần đi trước, xem các nước đang làm thế nào để có ứng đáp và chuẩn bị cho những điều có thể xảy ra trong thời gian tới. 

Để làm được điều này, chúng ta cần phải có một chiến lược rõ ràng, trong 10-20 năm thậm chí là 50 năm tới chúng ta phải làm gì.

Thứ 2, Việt Nam phải có giám sát, có chỉ số đánh giá sức khỏe của nền kinh tế.

Thứ 3, chúng ta cần có người chịu trách nhiệm. Hiện tại, các bộ ngành đang chồng chéo, nhiều bộ cùng quản lý một chỗ dẫn đến tình trạng không ai chịu trách nhiệm. 

Ngoài ra, TS Vũ Minh Khương cũng chỉ ra 5 vấn đề mà Việt Nam cũng cần lưu ý: sống còn, định vị chiến lược, tính cộng hưởng, tính bền vững và cuối cùng phải làm thế giới kinh ngạc. 

Thương mại chỉ là vấn đề trong nền kinh tế hiện đại vì thế ông Khương đề xuất chúng ta cần có một hội đồng để có chiến lược cho cả nền kinh tế".

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn