MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Nguyễn Văn Hạ - Tổng Giám đốc Cty CP Mạng xã hội du lịch Hahalolo (ảnh: Hahalolo cung cấp).

Trước Hahalolo, ai đã từng “tuyên chiến” vượt Yahoo, Google, Facebook?

Thế Lâm LDO | 12/06/2019 16:43
Với việc vừa ra mắt ngày 10.6.2019, mạng xã hội Việt chuyên về du lịch Hahalolo đã tuyên bố mục tiêu cán mức 2 tỉ người dùng vào năm 2024 và niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ vào năm 2024-2025. Mục tiêu đặt ra như vậy, có thể nói Hahalolo sẽ cạnh tranh với các “ông lớn” về nền tảng truyền thông công nghệ như Google, Facebook, Twitter...

Tuy nhiên, trong lịch sử ngành truyền thông số tại Việt Nam, Hahalolo không phải là thương hiệu đầu tiên “mạnh miệng” đặt mục tiêu cao đến như vậy khi hiện thực của mạng xã hội này còn đang rất sơ khai.

1. Zing Chat: Năm 2007, Cty VinaGame (nay là VNG) với nhánh nội dung số Zing đã ra mắt công cụ chat trực tuyến Zing Chat tham gia vào thị trường Chat IM (Instant Message). Khi đó, Yahoo! Chat đang thịnh hành tại Việt Nam với lượng người dùng lên đến gần 20 triệu người.

Tuy nhiên Zing Chat vẫn “mạnh miệng” tuyên bố sẽ cạnh tranh trực diện với Yahoo! và trở thành công cụ chat hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới. Đến những năm 2010-2011, Zing Chat chết yểu.

 

Năm 2012, “tư lệnh” của bộ phận Zing của VNG là ông Vương Quang Khải phải thừa nhận Zing Chat là một trong các dự án thất bại cùng với mạng xã hội Yobanbe, Zing Deal hay thậm chí mạng xã hội Zing Me về sau. Và ông xem đó là những thử nghiệm.

2. Monova: Cùng năm với Zing Chat ra mắt thì công cụ tìm kiếm Monova do một nhóm thanh niên Việt phát triển. So với Zing Chat, Monova còn tuyên bố “xanh rờn” hơn sau khi nhận được đầu tư từ doanh nhân Hoàng Quốc Việt – CEO của Cty CP Nguyễn Hoàng.

Nguyễn Hoàng cũng tuyên bố đầu tư vào Monova do Nguyễn Quang Huy làm trưởng nhóm ngân khoản 500 ngàn USD để xây dựng thành cỗ máy tìm kiếm toàn cầu quật ngã cả gã khổng lồ Google. Thời điểm đó, Monova tung chiêu truyền thông nổ vang rền khiến không ít trang tin chạy theo “công kênh”.

(ảnh chụp màn hình giao diện). 

Tuy nhiên 2 năm sau, Monova vẫn chỉ là “gã khổng lồ giấy” khi ngốn hết của nhà đầu tư kha khá tiền và cũng chết yểu.

3. Go.vn: Mạng xã hội Go.vn ra đời năm 2010 với kinh phí đầu tư được cho là rất lớn nhắm vào tầng lớp người dùng trẻ là thanh niên. Thời điểm đó tại Việt Nam đang rộ lên làn sóng mạng xã hội như Zing Me, Yume, Tamtay, Cyworld... Khi đó, một vị đại diện của Cty xây dựng, triển khai và vận hành Go.vn cũng tuyên bố hùng hồn rằng “nếu không vượt qua Facebook trong thời gian này thì có thể coi dự án Go.vn đã thất bại”.

Go.vn đặt mục tiêu sau 6 tháng ra mắt có 5 triệu người dùng trong khi vào thời điểm đó, Facebook mới có 400 triệu người dùng trên toàn cầu và vừa mới đặt chân vào Việt nam chưa lâu với khoảng 2 triệu người dùng.

(ảnh chụp màn hình).

Tuy nhiên, Go.vn không làm được gì nhiều và cuối cùng cũng chết yểu.

4. Minds: Mạng xã hội này gây ồn ào dư luận Việt Nam vào giữa năm 2018 lôi kéo được một số người sử dụng và được quảng cáo là ứng dụng công nghệ mới blockchain có tính bảo mật cao, sẽ là đối thủ đáng gờm đối với Facebook tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc đăng kí vào Minds thường xuyên xảy ra những trục trặc và trang này còn chứa đựng nhiều thông tin về tiền ảo Minds Token.

(ảnh chụp màn hình giao diện) 

Một số người sử dụng Facebook có ảnh hưởng sau khi sử dụng Minds đã kêu gọi cộng đồng Facebooker ‘chuyển nhà” vì với công nghệ blockchain các tin nhắn trên Minds sẽ được mã hóa tránh được sự nhòm ngó ngoài ý muốn. Tuy nhiên một chuyên gia bảo mật phân tích nền tảng mạng xã hội của Minds cũng chỉ sử dụng nền tảng webserver như bao mạng xã hội khác mà thôi. Được vài tháng, Minds chìm lỉm vào quên lãng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn